Home » Tin tức » Nhân vật - Sự kiện

Việt Nam đã có tổ hợp phòng không Pantsir-S1, tinh hoa vũ khí Nga?

WEDnesday - 14/07/2021 19:11
Trang Airforce Technology cho biết tổ hợp phòng không Pantsir-S1 do Nga chế tạo hiện đã được các quốc gia như Việt Nam, Syria,... sử dụng để chống lại các mối đe dọa từ trên không.
Trong những cuộc xung đột gần đây ở Syria, Libya, mới nhất là chiến sự Armenia-Azerbaijan ở khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh, máy bay không người lái (UAV), đặc biệt là UAV tấn công đã thực sự đóng vai trò hết sức quan trọng, có thể làm thay đổi cuộc chơi, thay đổi phương thức tác chiến.
Thực vậy, việc UAV tham chiến ngày càng ồ ạt với hiệu quả cao khiến các lực lượng phòng không dày dạn kinh nghiệm của Syria, Armenia gặp rất nhiều khó khăn.
Nhiều lúc, nhiều nơi, lực lượng phòng không của họ đã tỏ ra hụt hơi, không hoàn thành nhiệm vụ, để cho UAV đối phương tung hoành, gây ra nhiều thiệt hại về sinh mạng, vũ khí trang bị. Thậm chí, có lúc các tổ hợp tên lửa phòng không bị biến từ "kẻ đi săn thành con mồi", bị UAV tiêu diệt.
Cụ thể, xe bệ phóng tên lửa S-300 và tổ hợp tên lửa phòng không Tor-M2 rất hiện đại của Armenia bị UAV Azerbaijan (do Thổ Nhĩ Kỳ chế tạo) đánh trúng.
Trong khi đó, Pantsir-S1, vốn được mệnh danh là sát thủ của các mục tiêu bay tầm thấp ở Syria, Libya cũng liên tục bị phản đòn, trở thành mồi ngon cho vũ khí điều khiển chính xác từ UAV đối phương.
Nguyên nhân các tổ hợp Pantsir-S1 (ở Syria, Libya) và Tor-M2 (ở Nagorno-Karabakh) bị UAV tiêu diệt thì có nhiều, nhưng tựu chung lại có mấy yếu tố chính như sau:
Thứ nhất, khả năng trinh sát, phát hiện sự xuất hiện sớm và từ xa đối với các UAV là rất quan trọng, nếu để lọt mục tiêu thì hết sức nguy hiểm.
Cả Armenia, Syria và Lybia đều gặp phải khó khăn do mạng lưới radar cảnh giới vừa thiếu, vừa yếu, không bao quát hết được vùng trời, không có hoặc có rất ít trạm quan sát mắt nên nhiều lúc để mặc UAV tung hoành mà không biết.
Thứ hai, mạng lưới/thế trận phòng không không đồng bộ, có nhiều tầng, nhiều lớp để bọc lót, hỗ trợ và bảo vệ lẫn nhau, phối hợp cùng nhau đánh những trận lớn mang tính tiêu diệt, bẻ gãy sức chiến đấu của UAV đối phương.


Airforce Technology: Việt Nam đã có tổ hợp phòng không Pantsir-S1, tinh hoa vũ khí Nga? - Ảnh 2.
Tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 do Nga chế tạo.
 
Việc các tổ hợp phòng không dù có hiện đại đến đâu nhưng đi lẻ, sẽ dễ dàng bị UAV bám sát và đột kích vào những thời điểm bất ngờ như đang hết đạn, dừng nghỉ hoặc đang hành quân, không ở trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
Bên cạnh đó, vũ khí nào cũng có điểm yếu, có góc chết (chẳng hạn như Pantsir-S1 là ngay trên đỉnh đầu), một khi UAV lọt vào được thì hậu quả nghiêm trọng là tất yếu.
Chúng ta đã từng thấy ở Libya hay Syria, có những tổ hợp Pantsir-S1 đang ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu, đạn còn đủ, radar chiếu xạ kiêm cảnh giới nhìn vòng đang quét sục sạo mục tiêu, nhưng UAV đã ở ngay trên đỉnh đầu và... bùm, tổ hợp phòng không bị phá hủy.
Rõ ràng nếu có nhiều tổ hợp phòng không khác đi cùng, bảo vệ lẫn nhau, xóa hết các góc chết thì chắc chắn tình huống kể trên sẽ được hạn chế rất nhiều.

 
Thứ ba, trình độ, bản lĩnh của các kíp chiến đấu là yếu tố quyết định thành bại. Đâu đó trong các cuộc xung đột nói trên có sự yếu kém của một bộ phận kíp trắc thủ trong việc làm chủ vũ khí, thậm chí có sự chủ quan, lơ là trong công tác ngụy trang, phòng tránh - đánh trả khiến không những chẳng tiêu diệt được địch mà còn bị thiệt hại nặng.
Tất nhiên, rất khó có thể lý giải ngọn ngành toàn bộ những khó khăn, thất bại kể trên vì thônBất chấp những khó khăn, thậm chí là thất bại ở một số lúc, một số nơi, nhưng về tổng thể, tổ hợp Pantsir-S1 đã chứng minh được hiệu quả chiến đấu tuyệt vời trong thực chiến.
Trong tay phòng không Syria, và ngay cả những "kíp lính mới tò te" ở Lybia, Pantsir-S1 đã xuất sắc phát huy được hiệu quả của vũ khí, lập công lớn, tiêu diệt nhiều UAV của đối phương.
Đặc biệt, với tư cách là loại vũ khí phòng không tầm thấp chủ lực, Pantsir-S1 đã phối hợp với các tổ hợp tên lửa khác bẻ gãy toàn bộ các đợt tấn công bằng UAV và tên lửa/pháo phản lực của phiến quân nhằm vào đầu não Khmeimim.
Chính nhờ sự tỏa sáng trong thực chiến, Pantsir-S1 được rất nhiều quốc gia quan tâm mua sắm, gần đây nhất là các hợp đồng của Serbia và Myanmar. Việt Nam không phải là ngoại lệ khi liên tục có các thông tin trên truyền thông quốc tế cho rằng chúng ta đã nghiên cứu nhập khẩu tổ hợp pháo - tên lửa phòng không tầm thấp đầy uy lực này của Nga.

Airforce Technology: Việt Nam đã có tổ hợp phòng không Pantsir-S1, tinh hoa vũ khí Nga? - Ảnh 4.
Tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-SM nâng cấp với đạn con đặc trị UAV.
 
Cụ thể, trong bài viết nhan đề "Russia to deliver six Pantsir-S1 air defence systems to Serbia - Nga chuyển giao 6 tổ hợp phòng không Pantsir-S1 cho Serbia", trang thông tin quân sự Airforce Technology thậm chi còn khẳng định:
"Hệ thống này, hiện đang được các quốc gia như Việt Nam, Syria, Iraq, UAE và một số quốc gia khác sử dụng để bảo vệ các đơn vị quân đội, cơ sở quân sự và dân sự quan trọng trước những mối đe dọa từ trên không".


Tuy vậy, dường như thông tin về việc Việt Nam đã sở hữu Pantsir-S1 có thể chưa hoàn toàn chính xác bởi trên thực tế có lẽ chúng ta mới bày tỏ sự quan tâm, có dự định đặt mua từ Nga những tổ hợp phòng không tầm thấp này mà thôi.
Nhưng rõ ràng, với sự nổi lên của UAV như là một loại vũ khí làm thay đổi cuộc chơi, đòi hỏi các quốc gia phải tăng cường lực lượng phòng không tầm thấp, nhất là những vũ khí đặc trị và nhu cầu của Việt Nam là có thật.
Pantsir-S1 được đánh giá là không có đối thủ trên thế giới, hoàn toàn xứng đáng trở thành lựa chọn số 1 đối với phòng không Việt Nam hiện nay, nhất là phiên bản Pantsir-SM nâng cấp sâu, có thêm các đạn con để đặc trị UAV.
Hy vọng trong tương lai gần sẽ có tin vui bởi Nga luôn khẳng định sẵn sàng cung cấp cho Việt Nam những vũ khí hiện đại nhất, kể cả tên lửa S-400, còn với Pantsir-S1 hoặc phiên bản nâng cấp thì không phải bàn cãi. "Quà quý" Nga đã sẵn sàng trao, chỉ còn chờ quyết định cuối cùng của Việt Nam mà thôi.



Total notes of this article: 0 in 0 rating
Click on stars to rate this article
Comment addYour comments
Anti-spam codeRefresh

Newer articles

Older articles

 

LỜI NGỎ

Website đang trong quá trình thử nghiệm, điều hành phi lợi nhuận bởi các tình nguyện viên. Mọi ý kiến đóng góp của quý vị xin gửi về: vannghesontay@gmail.com; hoặc gọi theo số: 0904930188 

Quảng cáo2
Cá cảnh