Home » Tin tức » Tin Mới

THI TUYỂN "ÔNG ĐỒ"

THUrsday - 05/02/2015 22:55
THI TUYỂN "ÔNG ĐỒ"

THI TUYỂN "ÔNG ĐỒ"

Sáng 31/1, gần 50 ông đồ từ các tỉnh thành phía Bắc tụ hội về Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) để tham gia kỳ sát hạch nhằm tuyển chọn người vào viết chữ trong Hồ Văn dịp Tết Ất Mùi.
 
 
 
Ông Trần Quốc Chí, thành viên Ban tổ chức Hội chữ xuân 2015 cho biết, cuộc sát hạch này nhằm nâng tầm hoạt động viết thư pháp từ tự phát sang tự giác, đảm bảo chất lượng con chữ và tổ chức phố ông đồ quy củ hơn. 
Các ông đồ phải trình bày một tác phẩm thư pháp gồm 4-5 chữ Hán - Nôm hoặc Quốc ngữ trong 15 phút. Tiêu chí đặt ra là viết đúng chữ theo từ điển, đúng quy cách thư pháp (bố cục, đường nét, trình tự con chữ…), nội dung phù hợp với chủ đề của Hội chữ xuân 2015 là khuyến học hoặc về mùa xuân. 
"Chúng tôi yêu cầu các ông đồ phải biết lượng chữ nhất định để đảm bảo khi người dân xin, mình có thể viết đúng chữ nghĩa, có thẩm mỹ. Nếu chữ viết xấu, vốn từ, số chữ nắm được kém thì các ông đồ không được vào Hồ Văn", TS Phạm Văn Ánh, chuyên gia nghiên cứu Văn học cổ trung đại và Hán - Nôm (Viện Văn học), thành viên ban tuyển chọn nói.
Việc thi tuyển ông đồ lần đầu tiên diễn ra đã nhận được nhiều ý kiến đồng thuận của giới thư pháp. Ông Nguyễn Trọng Diễn, Nguyễn Văn Chiến (Hội Hán Nôm, huyện Mỹ Hào, Hưng Yên) cho rằng, cuộc sát hạch này giúp ông đồ nhận biết được trình độ thực tế của mình để phát huy cái đã làm tốt, chỉnh sửa, tu luyện thêm những phần chưa được. Theo hai ông, kỳ sát hạch viết thư pháp nên tổ chức hàng năm, để chất lượng người viết, người thưởng thức nghệ thuật ngày càng nâng cao.
Nhiều ông đồ cho biết rất hào hứng, cảm giác như được sống trong không khí lều chõng đi thi của các cụ ngày xưa. Vì thếCuộc thi tuyển ông đồ tham gia viết chữ ở Hồ Văn thu hút được sự chú ý của không chỉ giới thư pháp mà cả du khách tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Ông Villa Paolo (người Italy), lần đầu tiên tới Việt Nam đã rất hứng thú khi chứng kiến các ông đồ Việt Nam viết chữ. Theo ông, những cuộc thi viết chữ như thế này giúp gìn giữ và tôn vinh nét đẹp cho chữ đầu năm của người Việt Nam. , ai cũng chuẩn bị bút mực cẩn thận. 
Ngay sau cuộc thi, các ông đồ được nghe ban giám khảo công bố kết quả. Chỉ 12/48 tác phẩm đạt yêu cầu, số còn lại bị đánh giá là viết yếu, bố cục sai, không thẩm mỹ, đặc biệt nhiều bài mắc lỗi sơ đẳng như sai chữ... "Nếu không thẩm định mà cứ để họ cho chữ tràn lan đầu xuân, viết sai, viết xấu thì rất không hay", giám khảo Phạm Văn Ánh nói. Nhiều người tuy buồn vì bị loại, nhưng nuôi quyết tâm sẽ về nhà rèn chữ, đi học thêm thư pháp để năm sau lại thi tuyển.

 
Trong sáng 5/2 có 87 người ghi danh xin thử sức. Ở hạng mục thư pháp Hán Nôm, 41 “ông Đồ” đàng hoàng thi đỗ. 6 người được “vớt”. Đối với thư pháp Quốc ngữ, Ban giám khảo chọn được 14 người. Theo ông Nguyễn Quốc Chí - Phó Chủ tịch CLB UNESCO Thư pháp Việt Nam, Trưởng Ban Giám khảo, ở đợt thi thứ hai này, chất lượng thí sinh đồng đều hơn, bởi họ đều là những người được luyện tập bài bản và chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Quốc Chí cũng nhấn mạnh rằng, con số thi đỗ này vẫn chưa khiến BTC hài lòng, bên cạnh đó, một số lượng lớn người thi trượt cũng không khiến BTC bất ngờ.
Trong  ngày thử thách thứ hai (ngày đầu tiên diễn ra vào 1-2-2015) đa phần “ông Đồ” đều bị trượt do viết sai và chữ quá xấu. Một vài “ông Đồ” được BTC xét vớt vì “thật thà”. Đề bài đưa ra, chữ nào không viết được thì để trống hoặc tra từ điển chứ kiên quyết không cố viết để…sai.
Tất nhiên, cuộc sát hạch bất ngờ của Sở VH-TT&DL Hà Nội cùng Trung tâm Văn hóa Khoa học Văn Miếu Quốc Tử Giám cũng đã phải nhận nhiều lời phàn nàn kiểu “bất phục” hoặc “oan ức” của một vài “ông Đồ” thi trượt. Lường trước điều này, những người cầm cân nảy mực đều để thí sinh tranh luận đến cùng, chừng nào tâm phục khẩu phục mới thôi.
Đa phần các “ông Đồ” viết sai, chữ quá xấu, viết như bôi mực trên giấy đều lập luận rằng: “Tôi cho chữ cả chục năm ở Văn Miếu, có thấy ai phàn nàn gì đâu, sao bây giờ thi lại đánh trượt tôi?”. Nhiều thí sinh cũng cự cãi chuyện “Tôi muốn học nhưng không biết học ở đâu?”. Ngay lập tức Ban Tổ chức đã giới thiệu các CLB Thư pháp để thí sinh nếu có nhu cầu có thể văn ôn võ luyện cho năm tới.
Một trong những điều khiến dư luận giật mình sau cuộc thi này là có rất nhiều người làm nghề viết sớ thuê tại các cổng đền, chùa thuộc khu vực phía Bắc đến đăng ký dự thi và rất nhiều trường hợp trượt thẳng cẳng do chữ tác đánh chữ tộ. Đây là dấu hỏi lớn về chất lượng của các lá sớ mà người đi lễ vẫn tin tưởng tuyệt đối được dâng lên thần thánh bấy lâu nay.
Ông Nguyễn Quốc Chí cho biết thêm, hiện tại đã có khoảng 100 “ông Đồ” được cấp chứng chỉ hành nghề để phục vụ việc cho chữ tại khu vực hồ Văn, Văn Miếu vào dịp Tết Nguyên đán tới đây. Việc kiểm định chất lượng thông qua các cuộc thi tiếp tục được duy trì cho các năm tiếp theo. Đây là hoạt động được cho là cần thiết, đưa việc cho chữ vào nền nếp, tránh “vàng thau lẫn lộn”; đồng thời giảm triệt để tình trạng viết sai, viết ẩu, viết liều mà vẫn lấy giá cắt cổ của những người viết chữ trên vỉa hè Văn Miếu trong nhiều năm qua./.
(Theo Quỳnh Vân và Quỳnh Trang)

(Phạm Duy Trưởng tổng hợp)
 
Total notes of this article: 0 in 0 rating
Click on stars to rate this article
Comment addYour comments
Anti-spam codeRefresh

Newer articles

Older articles

 

LỜI NGỎ

Website đang trong quá trình thử nghiệm, điều hành phi lợi nhuận bởi các tình nguyện viên. Mọi ý kiến đóng góp của quý vị xin gửi về: vannghesontay@gmail.com; hoặc gọi theo số: 0904930188 

Quảng cáo2
Cá cảnh