Các bức ảnh giành giải Pulitzer về chiến tranh Việt Nam

Trong các năm 1965 - 1974, chủ đề chiến tranh Việt Nam đã "thống trị" các giải thưởng nhiếp ảnh Pulitzer danh giá.
(Những hình ảnh này được ban biên tập để ở độ nét cao)






Nhạc sĩ: Lưu Hữu Phước

Lời bài hát "TIẾN VỀ SÀI GÒN" của tác giả: Lưu Hữu Phước

Nơi thành đô trong ánh điện quang tiếng nấc nghẹn câu cười

khu nhà tranh năm cánh ngoại ô rên xiết đêm ngày.

Quê nhà ta đau đớn lầm than sao bóp nghẹt tim người.

Sài gòn ơi ta đã về đây ta đã về đây.

Lướt qua nắng mưa súng bom nhịp chân đi quê hương kêu gọi tiến lên diệt quân Mỹ.

Tiến về Sài Gòn ta quét sạch giặc thù hướng về đồng bằng ta tiến về thành đô.

Tiến về Sài Gòn ta quét sạch giặc thù hướng về đồng bằng ta tiến về thành đô.

Ta về quê khi ánh bình minh đang hé rạng chân trời ta về quê khi lũ ngoại xâm hấp hối tơi bời.

Trên đường quê nghe tiếng mẹ ta đang khắc khoải mong chờ nào vượt lên mau bước đoàn quân giải phóng thành đô.

Đứng lên phố phường đánh tan giặc ngoại xâm đứng lên ngoại thành tiến lên đường no ấm.

Tiến về Sài Gòn ta quét sạch giặc thù hướng về đồng bằng ta tiến về thành đô.

Tiến về Sài Gòn ta quét sạch giặc thù hướng về đồng bằng ta tiến về thành đô

Bao ngày qua tang tóc khổ đau đã biến thành căm hờn căm hờn dâng tranh đấu sục sôi dân phố xuống đường.

Bom rền vang vang khắp thành đô tiếng súng diệt quân thù đồng bào ơi giải phóng về đây tung cánh tự do.

Tiến lên giết giặc siết thêm chặt vòng vây tiến vô Sài Gòn đánh tan tành giặc Mỹ.

Tiến về Sài Gòn ta quét sạch giặc thù hướng về đồng bằng ta tiến về thành đô.

Tiến về Sài Gòn ta quét sạch giặc thù hướng về đồng bằng ta tiến về thành đô.

Bao ngày qua tang tóc khổ đau đã biến thành căm hờn căm hờn dâng tranh đấu sục sôi dân phố xuống đường.

Bom rền vang vang khắp thành đô tiếng súng diệt quân thù đồng bào ơi giải phóng về đây tung cánh tự do.

Tiến lên giết giặc siết thêm chặt vòng vây tiến vô Sài Gòn đánh tan tành giặc Mỹ.

Tiến về Sài Gòn ta quét sạch giặc thù hướng về đồng bằng ta tiến về thành đô.

Tiến về Sài Gòn ta quét sạch giặc thù hướng về đồng bằng ta tiến về thành đô.



8 giờ sáng 30 tháng 4 - 1975 . Tổng thống Dương Văn Minh và Bộ tổng tham mưu quân đội Việt Nam Cộng hòa hạ lệnh đơn phương ngừng chiến sẵn sàng đón quân đối phương vào Sài Gòn để bàn giao chính quyền.Theo phía Việt Nam dân chủ cộng hòa, lệnh này không còn tác dụng do phần lớn quân lực Việt Nam Cộng Hòa lúc đó đã tan rã, phần nhiều ra hàng hoặc vứt bỏ vũ khí về với gia đình. Do đó khi Quân giải phóng tiến vào Sài Gòn hầu hết chỉ gặp những ổ kháng cự nhỏ lẻ, thiếu tổ chức
9 giờ sáng cùng ngày, đúng 1 tiếng đồng hồ sau khi chiếc trực thăng cuối cùng của Mỹ rời nóc tòa Đại Sứ quán, tướng Trần Văn Trà lệnh cho quân Giải Phóng tiến vào Sài Gòn từ năm hướng. Họ đã tiến nhanh mà không gặp kháng cự có tổ chức.
10 giờ 45 phút ngày 30 tháng 4, xe tăng mang số hiệu 843 húc nghiêng cổng phụ của Dinh Độc Lập và bị kẹt tại đó. Bùi Quang Thận - Đại đội trưởng, chỉ huy xe 843 - nhảy xuống xe, cầm cờ chạy bộ vào. Xe tăng 390 dưới quyền chỉ huy của Vũ Đăng Toàn húc tung cánh cửa chính của dinh.
11 giờ 30 phút cùng ngày, Trung úy Quân đội Nhân dân Việt Nam Bùi Quang Thận đã hạ lá cờ Việt Nam Cộng hòa trên nóc dinh xuống, kéo lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lên.
Cùng lúc này, đại úy trung đoàn phó Trung đoàn 66 Phạm Xuân Thệ cùng lực lượng đột kích thọc sâu của Quân đoàn 2 và biệt động thành Sài Gòn tiến vào dinh Độc Lập bắt Tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa là ông Dương Văn Minh cùng toàn bộ những nhân vật chủ chốt của nội các chính quyền Sài Gòn. Tổng thống Dương Văn Minh cùng toàn bộ nội các của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tuyên bố đầu hàng vô điều kiện với quân đội cách mạng (tức quân Giải phóng miền Nam Việt Nam).
Khoảng 12 giờ trưa, đại úy Phạm Xuân Thệ đưa tổng thống Dương Văn Minh, thủ tướng Vũ Văn Mẫu lên xe Jeep để đến đài phát thanh. Chiếc xe thứ hai chở trung tá chính ủy lữ đoàn xe tăng 203 Bùi Văn Tùng cùng hai nhà báo Borries Gallasch (người Đức, báo Der Spiegel) và Hà Huy Đỉnh. Tại đài phát thanh, tổng thống Dương Văn Minh đã đọc tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Thay mặt các đơn vị Quân giải phóng đánh chiếm dinh Độc Lập, trung tá Bùi Văn Tùng đọc lời tiếp nhận đầu hàng. Chiến tranh kết thúc.
Theo Jean Louis Margolin, tác giả này xác nhận là không có giết chóc trong ngày quân Giải phóng tiến vào Sài Gòn 
một số quan chức Việt Nam Cộng hòa đã cộng tác với chính phủ Cách mạng lâm thời và được giữ chức vụ trong chính phủ mới như Dương Văn Minh, Nguyễn Hữu Hạnh... Khi chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra, nhiều cựu binh sĩ VNCH đã được QĐNDVN gọi tái ngũ để giúp vận hành các loại vũ khí thu được của Mỹ.
• Sau ngày 30/4/1975 lãnh thổ Việt Nam đã được thống nhất . Thực hiện quyết định của Hội nghị Hiệp thương chính trị của đại biểu Miền Bắc và Miền Nam họp ở Sài Gòn tháng 11 năm 1975, ngày 25 tháng 4 năm 1976 toàn quốc tiến hành tổng tuyển cử bầu quốc hội chung của nước Việt Nam thống nhất. Quốc hội thống nhất họp tại Hà Nội từ ngày 24 tháng 6 đến ngày 3 tháng 7 năm 1976 đã quyết định tên nước là: Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và đã bầu các thành viên của cơ quan chính quyền nhà nước. Việt Nam đã bước ra khỏi chiến tranh và thực sự trở thành một quốc gia thống nhất.
 
 

































(Những hình ảnh này được ban biên tập để ở độ nét cao)





Bức ảnh đoạt giải thưởng Pulitzer đầu tiên về chiến tranh Việt Nam là tác phẩm của nhiếp ảnh gia huyền thoại Horst Faas, phóng viên ảnh của hãng thông tấn AP (Associated Press). Bức ảnh chụp ngày 19/3/1964, ghi lại cảnh một người dân Việt Nam ôm xác con trong khi toán lính biệt kích của quân đội Sài Gòn nhìn xuống từ xe thiết giáp. Đứa trẻ đã bị chết khi quân Sài Gòn truy đuổi du kích Giải phóng trong một ngôi làng gần biên giới Campuchia. Bức ảnh đã đoạt giải Pulitzer năm 1965.

Năm 1966, đề tài chiến tranh Việt Nam tiếp tục giành giải thưởng danh giá của Pulitzer. Đó là bức ảnh của phóng viên Kyoichi Sawada, hãng thông tấn UPI (United Press International) ghi lại cảnh một bà mẹ Việt Nam cùng 4 đứa con lội qua một dòng sông ở Bình Định để chạy trốn khỏi những cuộc không kích từ máy bay Mỹ. Bức ảnh được chụp trong năm 1965.

Từ năm 1968, giải thưởng nhiếp ảnh Pulitzer được chia thành hai hạng mục: Ảnh vấn đề sự kiện (Feature Photography) và Ảnh tin tức (Spot News Photography). Ở hạng mục Ảnh vấn đề sự kiện của năm đó, phóng viên Toshio Sakai của hãng thông tấn UPI đã giành được giải thưởng với bức ảnh có tên “Mơ về một thời kỳ tốt đẹp hơn” (Dreams of Better Times), ghi lại cảnh những người lính Mỹ nghỉ ngơi dưới cơn mưa nặng hạt ở Việt Nam.

Năm 1969, phóng viên ảnh nổi tiếng Edward T. Adams (Eddies Adams) của hãng thông tấn AP giành giải thưởng Pulitzer cho hạng mục Ảnh tin tức với bức ảnh “Vụ hành quyết Sài Gòn” (Saigon Execution), ghi lại cảnh Giám đốc cảnh sát VNCH Nguyễn Ngọc Loan bắn thẳng vào đầu chiến sĩ Việt Cộng Nguyễn Văn Lém trên đường phố Sài Gòn vào ngày 1/2/1968, khoảng thời gian đầu của cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân.

Năm 1972, phóng viên David Hume Kennerly của hãng thông tấn UPI giảnh giải thưởng Pulitzer của hạng mục Ảnh vấn đề sự kiện với loạt ảnh về các điểm nóng xung đột trên thế giới năm 1971, trong đó có cuộc chiến tranh Việt Nam.

Năm1973, phóng viên ảnh Huỳnh Công Út (Nick Út) của hãng thông tấn AP giành giải thưởng của hạng mục Ảnh tin tức với bức ảnh “Sự khủng khiếp của chiến tranh” (The Terror of War), ghi lại cảnh cô bé 9 tuổi Kim Phúc bỏ chạy trong hoảng loạn vì bỏng bom napalm trong một cuộc không kích sai địa chỉ của không quân Mỹ tại Trảng Bàng, Tây Ninh, ngày 8/6/1972. Bức ảnh này đã đi vào lịch sử với cái tên “Em bé Napalm”.

Năm 1974, phóng viên ảnh Slava Veder của AP giành giải Pulitzer của hạng mục Ảnh vấn đề sự kiện cho bức ảnh “Niềm vui vỡ òa” (Burst of Joy). Bức ảnh được chụp tại căn cứ không quân Travis (California, Mỹ) ngày 17/3/1973, ghi lại cảnh tù binh chiến tranh, Trung úy Robert L.Stim được gia đình chào đón khi trở về từ Việt Nam, ngày 17/3/1973.
Theo KIẾN THỨC


-------------------------------------


Bài hát "TIẾN VỀ SÀI GÒN" của tác giả: Lưu Hữu Phước