KẺ NHÂN DANH

WTO

WTO

Nước Mỹ đang hát bài ca GIÃ TỪ DĨ VÃNG
1/ Canh bạc Khí đốt - Dân chủ.
Năm 2005, V. A. Yushchenko đắc cử tổng thống Ukraine. Ngay lập tức, ông lớn tiếng cáo buộc Nga là thủ phạm gây nên sự đói nghèo, tụt hậu của Ukraine, yêu cầu phải tăng giá trung chuyển khí đốt từ 3 tỉ USD lên 10 tỉ, nếu không sẽ khoá van khí đốt.
Đó là lý do Nga khởi động dự án "Dòng chảy Phương Bắc" (DCPB) để chủ động cung ứng khí đốt cho EU. Mỹ liền đe doạ các đối tác EU của Nga (Đức, Thụy  Điển, Phần Lan, Áo & Pháp): "Sẽ trừng phạt công ty nào hợp tác với Nga về DCPB. EU phớt lờ.
Khi V. F. Yanukovych làm tổng thống Ukraine thì Nga gặp thuận lợi trong việc bán khí đốt quá cảnh lẫn thi công DCPB. Sốt ruột, Mỹ bèn khởi động "Tiến trình dân chủ" ở Syria nhưng thực chất là nhằm khơi thông dòng chảy cho dự án North Field, cung cấp khí đốt từ Qatar - nơi Mỹ đã đầu tư nhiều chục tỉ USD cho tham vọng bá chủ thế giới về năng lượng của mình.
Cả 2 người bạn của V. Putin là V. F. Yanukovych & B. Assad bị kẻ thù quần cho bầm dập nhừ tử hơn 4 năm. Sự chịu đựng đã vượt ngưỡng: Phương tây tổ chức đảo chính, phế truất tổng thống V. F. Yanukovych. Không còn gì để nhường nhịn - Nga lập tức thu hồi Krym (21/03/2014), đẩy nhanh tiến độ "DCPB". Và 18 tháng sau, căn cứ vào Hiệp ước an ninh quốc phòng giữa 2 quốc gia và lời thỉnh cầu của tổng thống B. Assad, Nga chính thức tham chiến.
Hơn 4 năm Syria bị Mỹ + 63 chư hầu không kích dã man, áp đặt cấm bay đối với chính chủ nhà.. Tất cả các vũ khí, khí tài hiện đại nhất của phương Tây đã được tung ra. Và bây giờ là lúc người Nga lên tiếng. Chưa đầy 6 tháng (30/09/2015 ÷ 15/03/2016), hơn 80% lực lượng tinh nhuệ nhất của bọn dân chủ bị tiêu diệt. Bom xuyên phá được dẫn đường bởi laze hoặc UAV có độ chính xác cao đã triệt phá hoàn toàn các đầu não chỉ huy, kho tàng, cơ sở huấn luyện và đường tiếp viện của phỉ. Uy lực kinh hoàng của tên lửa Kalibr đã được chứng minh. Ngày 15/03/2016, V. Putin tuyên bố hoàn thành sứ mạng hỗ trợ người anh em Syria.
Điều này cho thấy: Tính ưu việt, nổi trội và hơn hẳn của vũ khí Nga so với phương Tây. Dù Nga chỉ chi tiêu cho 6 tháng tham chiến số tiền cực kỳ khiêm tốn: 200 triệu USD, bằng 1/40 so với Mỹ + 63 chư hầu. Cay đắng hơn - với thời gian chỉ bằng 1/10. Đó là chưa kể hàng núi tiền mà Mỹ đã lỡ trút vào dự án North Field ở Qatar.
2/ Ván bài Bảo hộ - Tự do.
Thập niên 90, Mỹ hô hào về "Thế giới phẳng, thị trường không biên giới, tự do thương mại là chuẩn văn minh.." Bá tánh hồ hởi hoan hô WTO do Mỹ cầm trịch, xem con dấu WTO là niềm kiêu hãnh quốc gia, là "được chơi chung, sòng phẳng, bình đẳng với các siêu cường". Nhưng lạ thay, Mỹ vẫn áp thuế phá giá với con tôm sú, cá basa của Việt Nam vì "được nhà nước trợ giá điện" (trong khi đại biểu quốc hội và lũ 3 que gào hú về "giá điện đắt phi lý"), Việt Nam kiện lên WTO nhưng bế tắc chỉ được tháo gỡ bằng đường ngoại giao chứ không bởi phán quyết của tòa. Điều đó cho thấy bản chất của cái mặt nạ "tự do thương mại" mà Mỹ đeo, nhân danh WTO.
Khi trình độ công nghệ đạt mức bão hoà thì nhân tố quyết định thành bại của nền kinh tế là tính tổ chức (sản xuất). Tổ chức khoa học, chặt chẽ và linh hoạt thì sẽ tạo ra sức cạnh tranh mạnh mẽ. Và trong cuộc đua 20 năm, Mỹ đã thực sự hụt hơi khi chỉ tài giỏi ở mỗi việc: In đô la và phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP). Lo lắng trước việc siêng ăn nhác làm của Mỹ, Trung Quốc nhân cơ hội EU mất máu vì khủng hoảng hồi 2009 ÷ 2012 đã đầu tư vào Hy Lạp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Pháp hơn 1.200 tỉ đô la TPCP Mỹ mà họ ôm với tâm trạng ôm bom suốt hơn chục năm qua. Như vậy, với số TPCP Mỹ chỉ còn 1.050 tỉ USD, Trung Quốc không có lý do gì để gã chăn bò Texas phải cố gắng giữ lịch sự.
Vẫn lá bài hạt nhân Triều Tiên. Khổ nỗi, Nga - Trung xổ toẹt: "Hãy tự thu xếp với nhau. Tao không phải là phụ huynh của chúng mày!" Bất đắc dĩ, Mỹ đành mời bắc Triều "diễn" thiện chí để thiên hạ vỗ tay cho vui vẻ cuộc đời.
Thua keo hạt nhân, Mỹ liền vẫy 2 chư hầu láng giềng: "Tao sẽ vứt NAFTA vào sọt rác nếu 2 mày nhượng bộ Trung Quốc". Xong, Mỹ ra điều kiện với EU: "Hoặc bị áp thuế nhôm thép xe hơi 10%, hoặc tăng 2% ngân sách cho NATO, hoặc cùng tao bóp cổ thằng Tàu? Hãy chọn 1 trong 3". Đức không chọn mà ngay lập tức cho lắp đặt nhà máy sản xuất BMW ở Trung Quốc. Pháp cự vỗ mặt: "Tao không chơi trò mất dạy là bố láo với chủ nợ của mình. Nếu mày đòi tăng đóng góp thì tụi tao đếch cần NATO mà sẽ thành lập quân đội châu Âu", cái giá phải trả của Macron là cuộc biểu tình marathon cả năm trời. Còn với bà A. Merkel là cáo buộc "kẻ đầu têu về phá giá tiền tệ. Còn mấy chư hầu nhí ngoan như cún, khỏi bàn.
Cuối cùng, Mỹ buộc tội Trung Quốc phá giá thị trường. Khổ nỗi, buộc tội chay chứ kiếm đâu ra chứng cứ (bởi, chỉ cần phá giá vài tháng là sập tiệm rồi chứ cần chi chục năm bán cái gì cũng rẻ hơn Mỹ 40 ÷ 50%). Mỹ trừng phạt bằng thuế. Mà tăng thuế nhập khẩu thì khiến giá hàng hoá Trung Quốc đắt, gây nguy cơ lạm phát trước khi TQ bị đánh bật khỏi thị trường Mỹ. Vả lại, 75% trong số "trừng phạt" (về thuế) có 40% là hàng của các công ty Mỹ đầu tư tại Trung Quốc, 35% còn lại là của 3 đồng minh cưng là Nhật, Hàn, Đài đầu tư vào Trung Quốc để xuất qua Mỹ. Vậy thì khác gì tự nện búa vào chân mình! Chợt nhận ra là mình trót chơi ngu, Mỹ bèn chơi bẩn: Bóp cổ Huawei. Canada và đám chư hầu nhí EU hưởng ứng rầm rộ. Trung Quốc im lặng. Lạ, sao nó không xuống nước năn nỉ? Mỹ và đồng bọn ngạc nhiên quá đỗi. Rồi chỉ hết ngạc nhiên khi chợt hiểu ra: "Trung Quốc mà cắt đất hiếm thì cả dòng họ da trắng bốc cát mà ăn". Vậy là mới điên cuồng "đuổi ra", nay lại hoan hỉ "mời vào". Vụ Huawei nuốt trọng không trôi, Mỹ giở chiêu cuối cùng.
3/ Hài kịch Đe dọa - Công lý.
Tưởng gì, hoá ra là trò "Tự do hàng hải Biển Hoa Đông và Biển Đông". Trời ơi, Trung Quốc "quân sự hoá" xong từ năm xưa. Phi đạo, hầm chứa máy bay, kho xăng dầu chìm nổi, kho tên lửa, đài trạm radar, âu tàu bến cảng... hồi 2015. Từ đó đến nay, Mỹ, Anh, Úc đã 8 lần cho tàu chiến thăm dò phản ứng vụ 12 hải lý chứ nào phải mới biết? Mà làm căng thì căng kiểu gì bây giờ? Đó mới là điều quan trọng! Trung Quốc chứ đâu phải Philipine mà hù! Sử dụng sức mạnh quân sự à? Ông cố nội phương Tây cũng chả dám. Mà thực ra phương Tây đã thể hiện trình độ thảm hại tại Syria, chỉ có kẻ super đần mới không biết. Mới đây, khi 190 nhân viên kỹ thuật Nga đáp xuống Venezula để hiệu chỉnh vũ khí giúp N. Maduro thì ngay lập tức Juan Guaido rơi vào vùng quên lãng của Trump.
Chả nhẽ nhờ Phương Thanh hát tặng gã chăn bò Texas bài Giã từ dĩ vãng, mà câu day dứt nhất là: "Cô đơn, cô đơn nỗi đau..."
Vậy mà ở 1 xứ sở anh hùng nào đó vẫn có dăm gã rên rỉ rằng: "Trung - Mỹ đánh nhau và cơ hội của Hoàng Sa và Trường Sa". Thế mới hài!
Lê Văn Lực