NGA ĐÁNH ĐẾN BAO GIỜ? CÂU CHUYỆN CỦA NHỮNG ĐẠI DƯƠNG

Nga đánh đến bao giờ? Đó là câu hỏi nhiều người đặt ra lúc này, nhất là khi đã và vẫn có những vòng hoà đàm cũng như các hoạt động ngoại giao con thoi của các bên khách quan nhằm giảm nhiệt. Vừa đánh, vừa đàm, rõ ràng Nga đang có ưu thế trên chiến trường để đưa ra các đòi hỏi ưu thế trên bàn đàm phán nhưng tại sao họ không tận dụng mà cứ tiếp tục gia tăng sức ép tấn công quân sự.


Theo Hà Quang Minh, Nhiều người cho rằng chưa đánh gục được chính phủ Zelensky, Nga chưa ngừng. Thực chất, Putin không cần quan tâm đến Zelensky khi miền Đông Ukraine hoàn toàn có thể lập quốc gia riêng thân Nga rõ rệt. Miền Tây nếu thích tiếp tục với chính phủ Zelensky thì cứ tiếp tục nhưng nội chiến là điều không tránh khỏi. Một Ukraine bất ổn là một Ukraine NATO không muốn và không thể dính dáng đến một cách công khai nên bản thân Zelensky hay bất kỳ diễn viên, tu sĩ, nghệ sĩ, nhà đấu tranh dân chủ vv và vv nào đó leo lên thay Zelensky ở ghế tổng thống của “Tây Ukraine” cũng chẳng ảnh hưởng nhiều đến Nga. Vậy thì tại sao Putin không ngừng đánh?
Putin sẽ không ngừng đánh nếu chưa hoàn thành mục đích lớn của ông ta. Nhiều người từng nói về mục tiêu mà Putin đề ra là phi quân sự, phi phát xít và bắt Ukraine phải trung lập như mục tiêu chính. Thật ra, đó là mục tiêu phụ. Mục tiêu chính là câu chuyện thế kỷ của Nga chứ không có mặt bất kỳ một quốc gia láng giềng nào kiểu Ukraine trong đó cả.
Ukraine có tân quốc xã không? Có. Tân quốc xã có giết người Nga 8 năm qua không? Đầy. Nhưng để giải quyết những đám tân quốc xã được trang bị vũ khí thành các tổ chức bán quân sự kia thật ra không cần đến một cuộc chiến tranh toàn diện. Các đợt tấn công của Nga trong những ngày qua, với việc dùng cả tên lửa siêu siêu thanh độ chính xác cao đã phá huỷ những căn cứ quân sự, cơ sở quân sự, hạ tầng quân sự của Ukraine gần như toàn diện. Ukraine cũng sẵn sàng xuống nước bằng việc không tham gia NATO. Tại sao Putin không ngừng? Trả lời câu hỏi này, phải nhìn vào bản đồ của Ukraine để hiểu.
Nga không đánh dấn để mọi giá lấy bằng được Kiyv, Kharkyv, các đô thị mang tính biểu tượng của một chính quyền, một quốc gia. Họ dồn vào ở các thành phố khác như Mariuopol, Kherson và sắp tới sẽ còn là Meliotopol, Mykolaiyv và đặc biệt là Odessa. Đó mới là mục tiêu chính của Nga. Đơn giản, đó là các thành phố hoặc có cảng nước ấm, hoặc án ngữ các cửa sông đổ ra biển Đen, con đường nằm trong mục tiêu thế kỷ của Nga.
Hãy trở lại với câu chuyện 16 năm trước, khi hạm đội 6 của Mỹ đang làm nhiệm vụ ở khu vực biển Hoa Đông thì bất thần 1 chiếc tàu ngầm của Trung Quốc tòi lên giữa đội hình hạm đội. Nó khiến nước Mỹ giận dữ nhưng không phản ứng mạnh được vì đó là lãnh hải của TQ. Nó khiến nước Mỹ ngỡ ngàng vì không hiểu tại sao có một cái tàu ngầm lại lặng lẽ theo dõi cả hạm đội ấy, gồm cả tàu sân bay, hộ tống hạm, khu trục hạm và cả hạm ngầm hộ tống mà không hề bị phát hiện. Nó làm Mỹ cảm thấy bị sỉ nhục vị thế cường quốc đại dương số 1 toàn cầu. Nó khiến Mỹ nhận ra rằng người Tàu sẽ bắt kịp họ trên biển trong vài thập niên.
Và câu chuyện đó đã tạo ra hai trong số vài di sản của chính quyền Obama: xoay trục châu Á và chuỗi tiến trình gieo rắc dân chủ Chí phèo toàn cầu. Việc xoay trục châu Á là cách mà Mỹ muốn khẳng định và củng cố vị thế cường quốc đại dương số 1 toàn cầu bằng cách gia tăng sự hiện diện của mình ở Thái Bình Dương, Ấn Độ dương. Để gia tăng sự hiện diện ấy, ở nhiều quốc gia, Mỹ phải tạo ra một cảm giác “cần Mỹ”. Và thế là tiến trình gieo rắc dân chủ được đẩy mạnh. Nhưng tại sao lại gọi là gieo rắc dân chủ Chí phèo. Đơn giản, Mỹ không mang các giá trị dân chủ ấy đến để một quốc gia tốt đẹp hơn, dân chủ hơn mà cái họ cần là quốc gia ấy hỗn loạn hơn với các mâu thuẫn từ bên trong. Thế nên, thay vì lựa chọn đầu tư cho những nhà hoạt động dân chủ có chủ thuyết chính trị, có lý tưởng chính trị, có mục tiêu chính trị rõ ràng thì họ đầu tư đại trà cho rất nhiều nhà dân chủ giả nguỵ, những người vốn dĩ hoạt động phi ý tưởng, phi chủ thuyết và vũ khí mạnh nhất là đi “chửi cả làng” hoặc “cà khịa cả làng” đúng kiểu Chí phèo. Mỹ cần loại dân chủ đểu này hơn bởi chính nó mới tạo ra hỗn loạn để kích thích xu hướng “cần Mỹ”.
Nga không thể vươn tầm nếu họ không bước vào được cuộc cạnh tranh đại dương với một nước Mỹ đã là cường quốc đại dương từ sau thế chiến II. Họ cần lấy lại các đường thoát ra biển, nhất là từ cảng nước ấm, tối thiểu trước mắt là phải được như thời họ còn là Liên Xô. Chỉ có chiếm lĩnh được lợi thế hàng hải, kinh tế Nga mới vươn tầm được trên bàn cờ quốc tế hiện thời đang tồn tại 4 thế lực: Mỹ - TQ - Nga - EU. Trước Ukraine, Nga đã hoàn thành phần 1 của đại dự án này với ảnh hưởng ở Syria với vùng cảng quan trọng Lakatia. Sau Ukraine, Nga sẽ càng tỏ rõ chính sách hoà hoãn với Thổ Nhĩ Kỳ, lưu tâm nhiều tới châu Phi, nơi TQ đang có tầm ảnh hưởng mạnh nhất, và tất nhiên: trục châu Á mà Mỹ đang hướng tới. Và ở Đông Nam Á, nơi sẽ không yên bình trong những năm tới, có thể là chục năm, sẽ là Indonesia, Malaysia với eo biển Malacca cực kỳ chiến lược.
Như vậy, đã rõ là Putin không thể ngừng lúc này khi ông chưa chiếm được những thành phố quan trọng hơn giá trị biểu tượng của Kiyv, Kharkyv nhiều lần. Trong số đó là Odessa. Có điều, nếu Putin có thể dùng lịch sử để sát nhập Crimea thì lý cớ để ông ta làm điều đó với Odessa yếu ớt hơn nhiều.
Nga sa lầy? Hay EU đang trả tiền cho Nga và nhận về những người tị nạn.
Theo Lê Ngọc Thống - Tại sao Putin không chịu đánh? Mục đích của Putin là hạ gục EU. Và mỗi ngày trôi qua lại thêm 200 ngàn người Uka chạy qua EU, chủ yếu là đàn bà, trẻ em và người già, những người không có khả năng lao động, EU buộc phải nuôi họ. Và sau này đàn ông cũng chạy theo vợ con sang. EU sẽ loạn lạc còn cơ cấu dân số Uka sẽ có lợi cho Nga với tỷ lệ dân Nga đông hơn.
Báo chí me tây hay lu loa về thảm hoạ nhân đạo với dân Uka nhưng chúng lờ đi thực tế là ở Uka có hàng chục triệu người Nga. Và 8 năm qua có đến 14 ngàn người Nga bị sát hại ở Uka.
Nếu Uka mất 10 triệu người trong số dân 44 triệu hiện nay thì thực tế là dân Nga chiếm khoảng 1/3 tổng số dân. Số người nói tiếng Nga có khoảng 1/2.
Nga sẽ chờ đến khi số người tị nạn qua EU lên đến 3-5 triệu mới xử Kiev và đẩy dần cuộc chiến đến kết thúc khi số người tị nạn lên 10 triệu. Với tốc độ 200 ngàn người mỗi ngày như hiện nay thì trên 20 ngày nữa Nga mới tiến vào Kiev.
Càng đánh Nga càng giàu, vì giá khí đốt lên trên 3000 đô rồi! Khủng khiếp! (ban đầu là 180 đô). Thực tế là
Hiện nay Mỹ - Anh đã tẩy chay năng lượng Nga (dầu, khí đốt) vì ít phụ thuộc vào Nga, nhưng châu Âu-EU thì không thể, nhưng dù thế, EU vẫn đưa ra gói cấm vận thứ 5…  thứ n với quyết tâm là tiêu diệt nước Nga. Đến đây, một câu hỏi đặt ra là tại sao giới tinh hoa Nga không cấm vận dầu, khí đốt và than với EU tức là tung đòn vào tử huyệt EU?
Đây là câu trả lời:
1, Nga đang lợi nhuận khủng trong tình thế này. Trung bình mỗi ngày Nga thu từ EU 230 triệu euro từ dầu và các sản phẩm khác; 480 triệu euro từ khí đốt và 17 triệu euro từ than đá. Tổng thu 680 triệu euro, tương đương 740 triệu USD hay 70-71 tỷ rúp trong một ngày. Và chắc chắn với giá dầu, khí, than đang “thăng thiên” như thế này thì lợi nhuận khủng tiếp tục tăng - cơ hội trăm năm có một.
2, EU cứ nổ vang trời rằng, sẽ tẩy chay hoàn toàn sau khi có nguồn bổ sung thay thế, nhưng người Nga thừa biết lấy đâu được nguồn thay thế... USD, EURO... các quý ông có thể in ra bao nhiêu tùy thích nhưng dầu, khí, than, khoáng sản, lúa mì...thì không thể in ra được.
3, Nước Nga gần như đã chuẩn bị xong một nền kinh tế tự cung tự cấp nên EU cứ đưa ra gói này đến gói khác tùy thích và đến một thời điểm nào đó (euro, dollar nhiều quá không tiêu hết) thì người Nga sẽ ra đòn điểm huyệt là sấp mặt. Vì thế khi Nga đang thu lợi nhuận khủng thì dại gì ra đòn để EU sấp mặt rồi lấy ai mua, đúng không?
Nuôi cho EU sống để... thịt khi cần và không để EU cùng đường, lệ thuộc hoàn toàn vào bọn Anglo-Saxon là tư tưởng chỉ đạo của Điện Kremlin đứng đầu là TT Putin
Phương tây đang trả tiền cho Nga đánh Uka và nhận về hàng triệu người tị nạn thì việc gì Nga phải đánh nhanh.
 
Giải quyết xong các thành phố biển trọng yếu, Nga sẽ xuống thang. Còn bạn nào thắc mắc tại sao đánh lâu thế thì thực tế chiến tranh không phải như chúng ta đánh cờ. Vả lại, đánh nhanh gọn sẽ là đánh huỷ diệt, ảnh hưởng uy tín quá trầm trọng tới mức không cách gì gỡ nổi và dễ tạo ra sự nổi giận toàn cầu. Thêm vào đó, đánh nhanh, đánh gọn, giá nhiên liệu chỉ biến động tăng bất thường và sẽ bình ổn nhanh trở lại. Đánh dai dẳng, giá nhiên liệu leo thang mà đà quay lại thì quá chậm chạp. Lợi ích của các quốc gia cung cấp nhiên liệu còn nằm ở chính đợt leo thang này.
Nói thẳng, chiến tranh Ukraine thật ra chỉ là avatar cho cuộc tranh giành khác của các cường quốc. Mọi tin tưởng vào cái gọi là luật pháp quốc tế hay chính nghĩa chỉ là hão huyền. Luật pháp quốc tế được đặt ra để các nước nhỏ tuân theo còn các nước lớn mới chính là bọn giật dây ra luật và phán xử. Còn chính nghĩa ư? Chính nghĩa của các cường quốc không song hành cùng đạo đức nhân loại. Nó là thứ chính nghĩa thiết lập trên sức mạnh. Thế thôi.
(Phạm Duy Trưởng biên tập)