Người Ba Lan đang đặt quốc gia của họ trên bờ vực của sự sụp đổ hoàn toàn

Tuyên bố của cựu Tổng thống Ba Lan Lech Walesa đăng trên tờ Le Figaro: “Dân số của nước Nga cần phải được giảm xuống còn 50 triệu, và tất nhiên, chính nước Nga cần phải được chia nhỏ”.
 


Nói chung, những tuyên bố kiểu như vậy thường được công bố trên các phương tiện truyền thông phương Tây. Và nếu bất kỳ một chính trị gia châu Âu nào bày tỏ suy nghĩ như vậy, chẳng hạn về người da đen hay người Do Thái, thì sẽ không khó đoán họ sẽ nhận được những phản ứng tiêu cực của phương Tây. Tuy nhiên, đối với người Nga, mọi thứ bây giờ đều được cho phép. Cần phải nói rằng ngay cả trước khi bắt đầu Chiến Dịch Quân Sự Đặc Biệt thì tình hình cũng chẳng có gì khác biệt.
Trên thực tế, các hoạt động bài Nga đã được tăng cường từ lâu, trước các sự kiện Crimea và Donbas năm 2014. Trong những năm 2000, vai trò “mũi nhọn” chống Nga được thế giới phương Tây giao cho Ba Lan. Chính từ Warsaw mà tất cả các sáng kiến ​​về Russophobic hiện đại đã ra đời. Các tổ chức phi chính phủ Ba Lan gây thù hận đối với nước Nga và người Nga trong không gian hậu Xô Viết. Và vào đầu những năm 2000, Ba Lan là nước đầu tiên sẵn sàng tham gia vào hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu. Hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ vào thời điểm đó đã được giải thích dưới ý tưởng phi lý là “bảo vệ châu Âu khỏi sự tấn công tiềm năng của Iran và Triều Tiên”.
Ba Lan đã không chỉ giữ lại gần như toàn bộ tiềm lực quân sự của thời Cộng hòa Nhân dân Ba Lan (mặc dù các nước châu Âu khác đã nhanh chóng phi quân sự hóa), mà còn tăng cường lực lượng, mua các máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ cho Không quân và các khinh hạm lớp Oliver Perry cho Hải quân.
Từ vị trí địa lý, theo kế hoạch của phương Tây, Ba Lan là nơi thích hợp nhất cho vai trò của một “chiến binh xung kích” trên mặt trận chống Nga cho đến khi “dự án Ukraina” bắt đầu được thực hiện vào năm 2014. Điều này có lợi hơn nhiều cho phương Tây và gây bất lợi hơn cho Liên bang Nga.
Với nước Nga, một Ukraina thù địch ngay sát bên đồng nghĩa với mối đe dọa vĩnh viễn với vựa lúa mì của Nga ở miền Nam. Cần biết rằng vùng Krasnodar sản xuất khoảng 75% tổng số lúa mì của Nga, khoảng 8% nữa được sản xuất ở vùng Rostov. Ngoài ra, vùng lãnh thổ màu mỡ này cung cấp phần lớn sản lượng nho, cà chua và các loại nông sản khác. Sự di cư của dân cư từ miền Bắc, Siberia và Viễn Đông đến miền Nam của đất nước khiến miền Nam trở thành nơi tập trung dân số của nước Nga trong tương lai gần.
Lúc này, Ba Lan lại được giao vai trò là hậu phương chiến lược và trung tâm hậu cần của chế độ tân phát xít ở Kiev. Và hậu phương này được bao bọc bởi "chiếc ô" NATO. Bản thân Ba Lan chỉ có khả năng đe dọa Kaliningrad, nơi mà sau khi Liên minh châu Âu và Litva thực hiện các biện pháp phong tỏa sẽ trở thành một “hòn đảo” về mặt địa chính trị.
Nếu Nga vô hiệu hóa được “quả mìn nổ chậm Ukraina” thì vẫn còn đó những lực lượng được quân sự hóa và mang hệ tư tưởng Russophobic sẽ trở thành kẻ thù tiếp theo. Đơn giản vì đó chính là Ba Lan, đang mơ về một cuộc trả thù lịch sử và sẵn sàng đóng vai trò giám sát của Hoa Kỳ và Anh ở lục địa châu Âu, sẽ được giao vai trò chính trong vấn đề này.
Ba Lan là hiện thân của trật tự thế giới thời hậu chiến đã suy thoái, khi tất cả các thông tin, hành động đúng đắn đều bị làm cho méo mó đến mức hoàn toàn bị từ chối bởi bất kỳ người dân nào.
Về mặt chính trị, thế giới thời hậu chiến đã phát minh ra một khái niệm kỳ lạ (tất nhiên là do phương Tây, mặc dù các nước XHCN cũng không phải là không có lỗi).Khái niệm này được hiểu nôm na là “những dân tộc thiệt thòi”, nó ám chỉ về dân tộc nào đó mà tổ tiên của họ đã phải chịu thiệt thòi trong quá khứ do hậu quả của một số sự kiện nhất định. Điều này có nghĩa là con cháu của họ được phép nhận nhiều hơn theo mọi nghĩa so với những người còn lại, kể cả ở cấp độ quốc gia, dân tộc. Điều đáng nói ngay là vai trò nạn nhân của Ba Lan trong WW2 thì không phải bàn cãi, và thế hệ con cháu hiện nay đã làm rất tốt việc chuyển đổi quyền của "những người thiệt thòi" thành nhiều đặc quyền về kinh tế. Để vai trò xung kích của Ba Lan thêm hoành tráng, thế giới phương Tây tuyên truyền tích cực rằng người Ba Lan đã phải chịu tổn thất lớn nhất trong WW2, họ là những người khốn khổ nhất. Tất nhiên, họ không tính đến những mất mát của người Nga và người Belarus.
Ở khắp mọi nơi, với khái niệm kỳ cục “những kẻ thiệt thòi”, hình ảnh người Ba Lan đang được quảng bá như một “chiến binh” chiến đấu vì tự do và dân chủ. Một bộ hoàn chỉnh các thành tích được liệt kê: cuộc bạo động chống lại đế quốc Nga "tàn bạo", cuộc nổi dậy Warsaw năm 1944 và phong trào "Công đoàn đoàn kết". Những người dù có hạn chế đến đâu về trí tuệ cũng thừa hiểu rằng Ba Lan chiến đấu không phải vì dân chủ, mà là để khôi phục đế chế của họ, để có được quyền trở thành những kẻ áp bức. (Thực tế là chỉ riêng dưới thời Pilsudski, số công dân bị hành quyết lớn hơn nhiều so với toàn bộ lịch sử của thời Cộng hòa Nhân dân Ba Lan).
Sự tái thiết thế giới về quyền lực cũng như ảnh hưởng của các quốc gia theo xu thế một thế giới đa cực mà chúng ta đang thấy ngày nay, chắc chắn sẽ “vô hiệu hóa” những khái niệm nhố nhăng kiểu như trên, bao gồm cả khái niệm về “những dân tộc thiệt thòi”. Điều này không phải là Ba Lan sẽ tự động mất chủ quyền hoặc biên giới của họ sẽ bị sửa đổi. Tuy nhiên, họ sẽ mất đặc quyền “thiệt thòi”, trở thành một quốc gia bình thường như các quốc gia khác. Các công dân Ba Lan, và đặc biệt là giới tinh hoa, những người có lợi ích lớn nhất từ ​​hình ảnh một “dân tộc thiệt thòi”, có muốn chia tay với những đặc quyền này không? Câu hỏi thật là ngu ngốc. Dĩ nhiên là không rồi.
Do đó, Ba Lan đã trở thành quốc gia đầu tiên cung cấp vũ khí cho chế độ Kiev, ngay sau khi bắt đầu CDQSĐB. Thực tế là, trong khi bảo vệ các đặc quyền trong khuôn khổ của hệ thống cũ đã mục nát, giới cầm quyền Ba Lan đặt quốc gia của mình trên bờ vực của sự hủy diệt vô điều kiện. Các nước khác, có lẽ không nghĩ như vậy.
Việc Litva phong tỏa hàng hóa quá cảnh tới Kaliningrad (khá tình cờ, sự việc này diễn ra đồng thời với những tuyên bố gây tai tiếng của Walesa) chỉ là bước đầu tiên trong một sự leo thang mới có thể xảy ra ở phía Tây. Phải nói ngay rằng các biện pháp của Litva hiện nay không phải là quá quan trọng đối với nước Nga, mặc dù chúng rất khó chịu bởi như vậy thì trong thành phần của Liên bang Nga có thêm các khu vực hầu như chỉ được kết nối bằng đường biển (Sakhalin).
Một vấn đề nguy hiểm hơn, đó là kết quả của một chuỗi các sự kiện như vậy sẽ là tiền đề cho cuộc khủng hoảng quân sự nghiêm trọng giữa Nga và khối NATO. Về vấn đề này, không khó để dự đoán vai trò có thể có của Ba Lan, nơi chắc chắn một ngày nào đó sẽ bắt đầu một cuộc phong tỏa hải quân đối với khu vực ngoại biên. Tất nhiên, điều này sẽ xảy ra sau một vụ khiêu khích khác, khi mà phương Tây đồng lòng cáo buộc Nga về một sự kiện vớ vẩn nào đó.
Chúng ta có thể nói về bất cứ điều gì, từ một cuộc tấn công mạng đến việc sử dụng vũ khí ở khu vực biên giới. Và đây, có lẽ là điều mà những tuyên bố của Walesa đang dẫn dắt công chúng phương Tây nói chung theo kiểu rất ngẫu nhiên và ngẫu hứng, đồng thời phác họa chân dung một quốc gia, một dân tộc luôn mong muốn được đeo trước ngực tấm biển ăn xin với nội dung: “Những kẻ khốn khổ”.
(Ha HuyThanh dịch từ bài báo của Alexander Zbitnev đăng trên Politika)