BIỆT LỆ - ĐIỀU ĐÁNG LƯU Ý TRONG KHI ĐỌC VÀ PHIÊN ÂM CHỮ NÔM

Qua chặng đường nghiên cứu chữ Nôm, đến nay nhiều vấn đề đã được soi tỏ. Những “mặc cảm” dĩ vãng về chữ Nôm tự mất đi nhường lại sự cảm hứng cách mạng cho những ai quan tâm tới hệ thống văn tự cổ, mà bao đời cha ông ta dày công vun trồng. Kết cục, khoa học tự nó đã trả lại vị trí xứng đáng của chữ Nôm trong truyền thống văn hiến của dân tộc ta. Bài viết này, chúng tôi hy vọng góp một phần nhỏ để tìm đến cái “chân”, cái “chuẩn mực”, khơi trong dòng chảy cho những văn bản Nôm hoặc đã phiên âm, hoặc còn ẩn tàng trong kho di sản chưa được khai thác.
Hình minh họa
Đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống văn tự Nôm, công việc đầu tiên có tính huyết mạch là Xác lập cho được hệ thống cấu trúc chữ Nôm.Vấn đề này, qua nhiều công trình nghiên cứu cho thấy chữ Nôm được cấu tạo theo những qui luật nhất định(1). Sự biến thể của chữ Nôm gắn liền với quá trình biến đổi, phát triển của ngữ âm tiếng Việt; bởi vì chữ Nôm là thứ chữ ghi âm tiết. Yếu tố “bền” trong cấu trúc chữ Nôm “là nền tảng vững chắc cho sự tồn tại và phát triển của chữ Nôm gần một ngàn năm(2). Ngoài yếu tố “bền” trong cấu tạo chữ Nôm, còn có những hiện tượng “biệt lệ” do chưa được điển chế hóa cao độ, dẫn đến tình trạng lỏng lẻo trong cách viết hiện còn ghi lại ở các văn bản khác nhau, tùy thuộc không gian, trình độ cao, thấp của người viết khác nhau. Sau đây, chúng tôi trình bày bước đầu một số hiện tượng đặc biệt nằm ngoài những phương thức cấu trúc thông thường của chữ Nôm, liên quan trực tiếp đến cách đọc và phiên âm Nôm.
1) Khi nói đến tính đa dạng của chữ Nôm, nghĩa là phải kể đến nhiều dị thể trong cách viết chữ Nôm. Mỗi chữ Nôm ra đời cùng một âm đọc như nhau là sản phẩm của trình độ người viết khác nhau. Người viết kiểu này, người viết kiểu nọ; vùng viết thế này, vùng viết thế khác, tức là có sự dao động rộng trong cách viết, ví dụ:
- Ghi âm “lạ” (xa lạ, lạ lùng) có ít nhất 9 cách viết khác nhau, như dùng: la (Hán) (6 kiểu), dùng la (Hán) + kỳ (Hán) dùng lã (Hán) +dị1(Hán), dùng lã (Hán) + dị2 (Hán).
- Ghi âm “ấy” (cái ấy, cô ấy) dùng: ý (Hán), ý (Hán) + dấu nháy, y(Hán), ỷ (Hán).
- Ghi âm “trở” (trở lại) dùng: lã (Hán), trở (Hán),  (Hán) + phản(Hán), túc (Hán) + phản (Hán), xước (Hán) + giả (Hán), đỗ (Hán),thủ (Hán) + giả (Hán).
Cách ghi một âm Nôm, có thể dùng nhiều chữ Hán, nhiều kiểu cấu trúc để ghi là hiện tượng khá phổ biến trong cấu trúc chữ Nôm.
2) Kết quả khi khảo sát các văn bản Nôm cho thấy lối ảnh hưởng hai chiều của những cặp từ láy âm, cặp từ đối nghĩa, có thể chữ trước ảnh hưởng chữ đứng sau, hoặc ngược lại, ví dụ: “bơ vơ”, “ngẩn ngơ”, “gần xa”, “vuông tròn”, “cao thấp” v.v…
2.1 Từ láy “bơ vơ” 1 巴 為 chữ bỏ dùng ba (Hán) đọc bơ, “vơ” dùngvi (Hán) đọc “vơ” hoặc để ghi “vơ” (động từ chỉ hoạt động của tay) có thêm bộ thủ (Hán) chỉ ý + vi (Hán) chỉ âm. Ngoài cách phổ cập ấy, trong một số văn bản viết “bơ vơ” = ba (Hán) + tam (Hán) đọc “bơ”,ba (Hán) đọc “vơ”. Như vậy, rõ ràng chữ ba (trong vơ) do ảnh hưởng của ba (trong bơ) tạo sự cân đối trong từ láy chứ không có giá trị gì về âm hoặc nghĩa của chữ “vơ”.
- Từ “ngẩn ngơ”: 唁 口 魚 ghi âm “ngẩn” thường dùng cẩn (Hán),cận (Hán), ngân (Hán), cấn (Hán) đọc chệch, ghi âm “ngơ” dùngngư (Hán) đọc chệch(3). Trong câu thơ:
Đành rằng đã ngẩn ngơ lòng(4).
“ngẩn ngơ” = nghiễn (Hán) đọc chệch thành “ngẩn”, khẩu (Hán) +ngư (Hán) đọc “ngơ”. Vậy bộ “Khẩu” (Hán) trong chữ “ngơ” là do ảnh hưởng từ Khẩu (nghiễn (Hán) nghĩa là hỏi thăm) chứ không có ý nghĩa gì trong cấu thành chữ “ngơ”.
2.2. Ở các cặp từ đối nghĩa (nghĩa đối chọi nhau), ảnh hưởng qua lại giữa các chữ là hiện tượng hay gặp. Ví dụ: cặp “gần xa”. Chữ “gần” dùng bối (Hán) + cân (Hán), chữ “xa” dùng xa (Hán) đọc chính âm. Bộ bối (Hán) trong chữ “gần” do ảnh hưởng của chữ xa. (chữ Hán -xa có nghĩa là mua chịu nên có bộ bối chỉ ý nghĩa của cải), ví dụ trong các câu:
Gần xa nô nức yến anh….
Vương quan mới dẫn gần xa ….
(Truyện Kiều)
Trong cặp “vuông tròn” nếu tách riêng chữ “vuông”, xét tự dạng chữ “tròn” gồm: Phương (Hán) + luân (Hán). Nhìn từ dạng chữ “tròn” giữa hai thành tố phương + luận không có mối liên hệ chặt chẽ về âm và ý gì cả, khiến người đọc khó xác định âm đọc. Khác với lối ảnh hưởng đó, bình thường “tròn” được cấu tạo bởi: viên (Hán) nghĩa là tròn + luân (Hán) chỉ âm thì khi xác định âm đọc không có gì khó khăn cả.
Bộ phận phương (Hán) trong cấu tạo chữ “tròn” là do ảnh hưởng từ chữ phương (nghĩa Hán là vuông) trong cấu tạo chữ Nôm “vuông”.
Vuông tròn ai nắn mặc ai(5).
3. Khi tìm hiểu phương thức cấu trúc chữ Nôm, nhìn đại thể mỗi chữ đều nằm trong một kiểu cấu trúc nhất định, ngoài ra còn thấy có mô hình: ý + âm + dấu phụ. Ví dụ:
Sống cũng hai miền rồng con lạc(6) chữ “sống” ở câu thơ trên gồm 3 yếu tố tạo thành: Sinh (Hán) chỉ ý + Sính (Hán) chỉ âm + dấu nháy(ký hiệu phụ). Nhiều nhà nghiên cứu chữ Nôm thường đề cập đến chữ “sống” làm cứ liệu minh họa khi tìm hiểu diễn tiến của chữ Nôm qua các thời kỳ: dùng lộng (Hán) + Sinh (Hán) (sau TK XV).
Lối viết theo mô hình ý + âm + dấu phụ, xuất hiện rải rác trong các văn bản Nôm bình dân.
4. Một dạng chữ Nôm khác khá đặc biệt do ảnh hưởng của lối chữ “chỉ sự” trong phép cấu tạo chữ Hán, vượt ra ngoài tính hệ thống của cấu trúc chữ Nôm, không kém phần rắc rối khi đọc và phiên âm Nôm. Tìm hiểu trong Bảng tra chữ Nôm, thấy xuất hiện chữ Nôm “đĩ”丩gồm: nữ (Hán) + dấu chấm. Phép thông thường để cấu tạo chữ “đĩ”, dùng Nữ (Hán) + chí (Hán), dùng Nữ (Hán) + để (Hán).
Trường hợp ghi âm Nôm “cụt” dùng mộc (Hán) + cục (Hán) hoặc “cụt” (trong xương cụt) dùng cốt (Hán) + đoạn (Hán). Cũng theo lối tự do như “đĩ”, “cụt” được viết (chữ mộc (Hán) có nghĩa là cây bỏ phần trên nét ngang chỉ cây cụt (mất phần ngọn, còn phần gốc).
5. Ngoài tính phổ biến dùng âm Hán Việt làm thành tố ghi âm, đôi khi còn dùng ngay âm Nôm (tương đương là chữ Nôm đã tạo) để ghi âm Nôm mới. Đó là các trường hợp: dùng “trời” đọc “lời”, dùng “mười” đọc “mời”, dùng “bốn” đọc “bón”, dùng “tai” đọc “tơi”… và dạng dùng “nở” (hoa nở) đọc nở (nức nở), dùng “cháy” (lửa cháy) đọc “y” (cá cháy)…
Chữ Nôm “lời” 1 gồm khẩu (Hán) + trời (Nôm) chỉ âm, ví dụ:
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung…
Vâng lời khuyên giải thấp cao…
(Truyện Kiều)
Lòng người phóng đãng lời nói hoang đường…
(Thanh Hóa quan phong)
Các văn bản từ TK XVII về trước phổ biến dùng khẩu (Hán) + lợi, lị (Hán) để ghi âm “lời”.
- Chữ Nôm “mời” gồm khẩu (Hán) + mười (Nôm) chỉ âm. (“mười” gồm: mại (Hán tắt) + thập (Hán), ví dụ:
Thoắt đưa đến trước vội mời lên trên
(Truyện Kiều)
- Để ghi âm “bón” (chăm bón), lệ thường dùng thủ (Hán) + bản(Hán), dùng phẩn (Hán) + báu (Hán), trong đó thủ và phẩn là thành tố chỉ ý, bản, bán là thành tố chỉ âm, song trong câu:
Nỗi mừng chăm bón bấy lâu(7)
Chữ “bón” được cấu tạo bởi bộ thủ (Hán) + bốn (Nôm) chỉ âm. “Bốn” chỉ số thứ tự gồm tứ (Hán) + bản (Hán).
- Chữ Nôm “nở” (nức nở) được cấu tạo do 2 thành tố: Khẩu (Hán) +Nở (Nôm). “Nở” là hệ quả khi cấu tạo từ “nở” (hoa nở, nở nang) gồm nữ (Hán) + thảo (Hán). Nguyễn Du viết:
Xem thư nức nở khen thầm…
Kiều càng nức nở nói không ra lời…
Xét về mặt lôgíc hình thức, kiểu loại chữ Nôm do hai thành tố Hán + Nôm1 = Nôm2, có lẽ xuất hiện chậm nhất so với các dạng khác, và có thể khái quát bằng công thức A + B1 = B2.
6. Trong chữ Nôm còn có hiện tượng chuyển bậc âm (thuật ngữ chúng tôi tạm gọi), nghĩa là từ âm Hán Việt chuyển đọc âm Nôm1, từ âm Nôm1, chuyển đọc âm Nôm2 (Hán Việt > Nôm1 > Nôm2). Thường lệ, mỗi âm Hán Việt ứng với nó ít nhất có một âm đọc Nôm, có âm đọc chệch ra nhiều âm Nôm, chẳng hạn dùng Nữ, (Hán) có thể đọc: “nữ”, “nợ”, “nở”, “nỡ”, “nữa”, “nớ”, “nứa”, “nựa”… Khác với thông lệ đó (theo quy luật biến âm), trong trường hợp này âm Nôm thứ 2 được đọc chệch từ âm Nôm thứ nhất chứ không phải từ âm Hán Việt, ví dụ:
Dùng chữ huyễn 眩 (Hán) đọc sang âm Nôm là “nhèm” là lối chữ Nôm đọc theo nghĩa (huyễn nghĩa Hán chỉ mắt kém nhèm), rồi từ “nhèm” chuyển đọc thành “nhoèn”. Đành rằng mối quan hệ giữa “nhèm” và “nhoèn” gần nhau, nhưng từ đầu không thể viết huyễn (Hán) đọc thành “nhoèn” được mà phải qua “nhèm” mới sang “nhoèn”.
Chữ “bốn” đọc “bón” (nói ở mục 5) là xét về phương diện cấu tạo chữ, còn xét về chuyển âm cũng thuộc dạng này, tức là đọc “bón” là từ âm “bốn” chứ không phải từ âm “bản”.
7. Chữ Nôm là chữ ghi âm tiết đọc theo âm Hán Việt. Bao giờ mỗi chữ Hán khi chuyển sang âm Nôm đều có âm tương xứng của nó. Đó là kiểu chữ Nôm đọc chính xác âm như: “tài”, “mệnh”, “thiện”, “ác”, “nguyệt”, “lão”, “hoa”, “nhạc” v.v… Còn khi vốn văn tự Hán không đủ để ghi âm thuần Việt như: “gái”, “gặm”, “gọng”, “rung” =thủ (Hán) + dung (Hán); “rông” = đổng (Hán) đọc chệch = lộng(Hán) + không (Hán).
Chiều thuận là như vậy, còn có những nghịch lý mà trong thực tế được ghi lại trong các văn bản Nôm là không dùng âm chính xác (âm Hán Việt) để đọc mà lại dùng một âm Hán Việt khác không tương ứng để đọc chệch, hoặc dựa vào phép cấu trúc khác để tạo chữ mới, chẳng hạn: dùng miệt (Hán) đọc “một” (Nôm) trong khi chữ Hán có chữ một:
Góc thành Nam lều một (miệt) gian (Nguyễn Trãi)
Theo thống kê, các tác phẩm Nôm từ thế kỷ XVII về trước đều dùng miệt (Hán) ghi “một”, thế kỷ XVIII, XIX chuyển sang dùng: một(Hán) ghi “một”, chứ không dùng miệt (Hán) ghi “một”.
Một (một) ngọn đông phong sẽ thổi phào (Nguyễn Khuyến)
Trong khi vốn văn tự Hán có chữ chả nghĩa là cá hộp, không dùng để ghi âm “chả” (chả nướng, chả làm, chim chả) mà lại dùng: nhục(Hán) + giả (Hán); trư (Hán) đọc chệch; điểu (Hán) + giả (Hán).
Trên đây, chúng tôi bước đầu liệt kê bảy hiện tượng có thể nói không bình thường ngoài ý muốn của những người muốn tìm hiểu, đọc và phiên âm Nôm. Bảy hiện tượng có tính khái quát chưa thể phanh phui đầy đủ tính chất phức tạp trong cấu trúc chữ Nôm, hy vọng chúng ta sẽ tìm đến cách đánh giá đúng đắn, chuẩn mực, giá trị của những văn bản Nôm, thông qua cách phân định để đọc và phiên âm một cách chính xác nhất.
Lê Anh Tuấn
---

Chú thích:
(1) Có thể chia cấu trúc chữ Nôm ra các kiểu dạng như sau:
1) Dấu phụ. 2) Âm + âm. 3) Nghĩa + nghĩa. 4) Âm + Nghĩa. 5) Giản thể. 6) Ghi tiếng Hán Việt. 7) Ghi âm Hán cổ. 8) Ghi âm Việt cổ. 9) Mượn nghĩa. 10) Mượn âm chính xác. 11) Mượn âm đọc chệch.
(2) Thời gian tính chữ Nôm với tư cách là hệ thống văn tự.
(3) Xem Bảng tra chữ Nôm, Nxb. KHXH, H. 1976.
(4) (5) (6) Trong cuốn chữ Nôm chép tay mà chúng tôi sưu tầm được trong đợt đi thực tế tại Hà Sơn Bình.
(7) Sách sưu tầm đã dẫn.
(Theo tạp chí Hán Nôm năm 1991)