GIỚI THIỆU KHO SÁCH TỤC LỆ THƯ VIỆN VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM

Kho sách tục lệ là tài liệu do Học viện Viễn đông Bác cổ(1) cho sao chép lại trên giấy dó, bìa giấy tây mầu nâu, khổ sách (đại bộ phận) là 30x17cm. Ngoài bìa và trang đầu đều ghi địa danh nơi lập tục lệ. Nếu là sách chép tục lệ của nhiều xã trong một tổng thì được ghi lần lượt tục lệ của từng xã. Có sách chép cả tục lệ của nhiều từng thôn, phường, giáp. Trang đầu hoặc trang cuối phần chép tục lệ của thôn hoặc xã đều có ghi ngày tháng năm lập tục lệ hoặc năm sao chép lại. Nhiều thôn xã ghi được đầy đủ cả tên người lập khoán lệ, tên những người ký, tên của Lý trưởng, Chánh tổng…
Hình minh họa
Kho tư liệu tục lệ hiện có 645 sách ghi chép về tục lệ, khoán ước của 74 huyện, phủ, châu thuộc 18 tỉnh phía Bắc, từ Nghệ An trở ra (Xem bảng thống kê cuối bài viết).
Độ dày của các sách tục lệ được thống kê như sau:
- Từ 100 trang trở xuống: 303 cuốn.
- Từ 100 tr. đến 200 tr.: 175 cuốn.
- Từ 200 tr. đến 400 tr.: 167 cuốn.
- Trên 400 tr.: 10 cuốn.
Đại bộ phận các tục lệ được lập hoặc sao chép vào thời nhà Nguyễn (1802 - 1945).
Ký hiệu các sách tục lệ được đăng ký như sau: AF là ký hiệu chung của các sách tục lệ, ký hiệu chữ a, b thường kèm theo các chữ số để biểu thị địa danh của tỉnh, như a13 (tỉnh Bắc Giang); a2 (tỉnh Hà Đông), ký hiệu chữ số từ 1 là thứ tự các sách đã được xếp ABC tên địa danh theo huyện trong 1 tỉnh.
Thí dụ: AF a8/5 là tục lệ của các xã thuộc huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh.
Về nội dung, các sách tục lệ được ghi chép theo 4 loại hình lớn:
1- Loại mục hình sự, pháp luật.
2- Loại mục về chính trị.
3- Loại mục về phong tục tập quán.
4- Loại mục về khoản họ, nợ… phạt cheo.
Mỗi loại mục được chép nhiều khoản với những nội dung phong phú được ghi ra rất rõ, đồng thời với nội dung sự việc là cách giải quyết, lệ thưởng phạt, người chịu trách nhiệm thi hành… Khi đã thành lệ mọi người đều nhất nhất thực hiện như thế. Ở các địa phương nhiều khoản lệ có nội dung giống nhau nhưng cách giải quyết từng địa phương có khác nhau, lệ thưởng phạt cũng khác. Chính vì thế nghiên cứu về tục lệ các địa phương sẽ thấy được những hình thái xã hội giống nhau và khác nhau, những đặc trưng phong tục tập quán của mỗi nơi.
Sau đây là nội dung của từng loại mục.
1. Loại mục hình sự pháp luật: ghi chép những khoán lệ về việc xử lý những người đánh nhau (ẩu đả), thông gian, làm trái khoản ước của xã, việc tra xét lập biên bản của các vụ án, trộm cắp, đạo tặc… Thí dụ như: “Nếu trong xã có người ẩu đả mà bị thương nhẹ, trước hết lý dịch phân giải, phạt bên sai trái 3 quan tiền, giao cho tuần canh giữ để chi phí cần thiết. Nếu kẻ hành hung ngang bướng, người bị thương nặng, thì lý dịch phải đệ đơn lên trên để cứu xét sự việc cho minh bạch. Chi phí việc đi lại khai báo tốn bao nhiêu cùng với 3 quan tiền phạt do bên sai trái phải chịu”.
(Tục lệ xã Dịch Vọng phủ Hoài Đức).
Có những điều khoản ghi hình phạt đối với những kẻ a tòng, hoặc che dấu kẻ gian như: “Hễ người nào trong xóm dẫn lối cho trộm vượt tường, phá rào vào xóm, hoặc che giấu kẻ gian thì sẽ bị bắt đưa đến cửa quan. Người đó phải bỏ tiền gạo ra trả, nếu ai không chịu thì sẽ cầu nguyện thần linh đánh chết”.
Cũng có những điều khoản về việc tuần phòng, truy nã kẻ gian như:
“Nếu tuần phòng cẩn mật, bắt được kẻ gian được thưởng 3 quan tiền. Nếu không canh phòng cẩn thận để kẻ gian nhập vào mà không biết sẽ bị phạt một con lợn giá 3 quan tiền. Nếu phải truy đuổi mà bắt được, thưởng 1 quan, truy đuổi không bắt được để kẻ gian chạy thoát bị phạt 3 quan”.
(Tục lệ thôn Ổ, xã Bách Lộc, tổng Lạc Trị, tỉnh Sơn Tây).
Có những điều khoản về việc đánh nhau, chửi nhau trong gia đình như:
“Người nào vợ chồng anh em đánh chửi nhau to tiếng để làng xóm lân cận đều biết thì cả đôi bên đều bị bắt đưa đến chỗ công sở cho toàn dân phê phán xét sử minh bạch, sau đó tùy tội mà bắt phạt tiền”.
Hoặc những điều khoản phân xử những hành vi, thái độ khinh mạn cấp trên, lăng nhục cấp dưới lấy đông nẹt ít, lấy mạnh lấn yếu như:
“Người nào ở nơi công cộng mà có thái độ khinh mạn cấp trên, lăng nhục cấp dưới, tranh giành lộn bậy, lấy số đông bắt nạt số ít, lấy mạnh ức hiếp kẻ yếu sẽ bị bắt trói đưa lên đình sở, đánh trống tụ tập toàn dân phân xử. Người trái phải chịu phạt 5 quan 2 mạch. Nếu không thuận tình mà đưa lên trên thì mọi phí tổn người đó dù phải hay trái đều phải chịu.
(Tục lệ thôn Thượng xã Nguyễn Khê, tổng Xuân Nộn, huyện Đông Anh, tỉnh Phúc Yên).
2. Loại mục về chính trị: ghi chép các khoản như hội họp kỳ mục bàn việc làng, kỳ mục lý dịch phân chia công việc, bầu cử lý trưởng kỳ mục, phân ngôi thứ, mua ngôi thứ, khoản lệ khao vọng, phân chia công điền thổ, tu sửa cầu đường, cấp ruộng binh đinh… Những hoạt động như trên thể hiện phần nào tinh thần dân chủ trong nông thôn ta ngày xưa. Như vấn đề bầu lý dịch:
“Trong xã người nào gia đình khá giả, biết sống trong sạch, cần kiệm, bầu làm Chánh, Phó lý trưởng, 6 năm một khóa. Người nào mãn khóa, lệ phải đem trầu rượu trình cho dân để bầu người khác thay. Từ đó về sau mọi sưu dịch người đó đều được miễn. Người nào chưa hết khóa mà muốn nghỉ giữa chừng phải hoàn trả phí tổn cho dân, dân sẽ bầu người khác”.
(Tục lệ thôn Trung, xã Kỳ Vĩ, tổng Kỳ Vĩ, huyện Gia Khánh, tỉnh Ninh Bình).
Điều khoản về vấn đề ruộng công:
“Tổng số ruộng công trong xã là bao nhiêu trừ đi việc cấp ruộng lính, ruộng biếu, ruộng đền thần, chùa phật, còn lại số ruộng là bao nhiêu mẫu, mỗi năm chia đều một lần cho các suất đinh trong xã. Mỗi suất được chia cày 1 sào 3 thước 4 tấc”.
(Tục lệ xã Hạ Yên Quyết, tổng Dịch Vọng phủ Hoài Đức).
Hoặc về đường sá cầu cống:
“Trong xã, các nơi đường sá cầu cống vốn có, nếu lúc nào bị vỡ, nứt… thì lý dịch xã ấy đốc thúc dân đinh trong xã sửa chữa, không có khoản tiền nào trả công tu sửa này”.
Hoặc về sưu thuế:
Mỗi kỳ thuế vụ hàng năm của dân xã lý trưởng cùng toàn dân hội họp tại công sở, chiểu theo lời khai báo mà bổ thu. Tiền sưu do hàng giáp trưởng thu giữ, tiền thuế ruộng lý trưởng thu. Ngày hội bổ thu đó toàn dân cùng nhau ăn uống với số tiền chi phí khoảng 7 đồng thì chia nhau cùng chịu”.
(Tục lệ xã Thúy Hội, tổng Thượng Hội, phủ Hoài Đức).
3. Loại mục về phong tục tập quán: ghi chép những khoản về thờ cúng tế tự, khoản chu cấp các dư huệ thờ thần, khoản hôn lễ, tang lễ, mừng thọ lên lão hiếu đễ với cha mẹ, tương trợ giúp đỡ hàng xóm láng giềng, lệ cấm rượu chè, cờ bạc…
Có những điều khoản về việc tuần tiết thờ cúng cùng một năm như:
“Dân các xã trong tổng hàng năm vào tháng 1, tháng 2 làm lễ cầu phúc; tháng 3 tế xuân ở Văn chỉ; tháng 4 làm lễ cầu an, tháng 6, làm lễ hạ điền, tháng 7 làm lễ thượng điền, tháng 8 lễ tế thu ở Văn chỉ, tháng 9 lễ thường tân; tháng 12 lễ tiết chạp. Tùy theo mùa màng năm đó được hay mất mà sắm lễ, nếu được mùa dùng trâu bò để tế lễ, nếu mất mùa dùng lợn gà, hoặc cau rượu, tùy nghi mà làm, không có quy định…”.
(Tục lễ các xã tổng Dịch Vọng phủ Hoài Đức).
“Lệ lễ Hạ điền tế ruộng 6 sào, 1 đầu lợn giá 2 quan, xôi một mâm 20 đấu, rượu 1 mạch, trầu cau 30 miếng.
Lễ Thượng điền, thờ thần mỗi giáp 1 mâm, lễ tiên đế mỗi giáp 2 mâm.
Lễ Thường tân, tế 1 mẫu 2 sào ruộng, một lợn giá 2 quan, 3 mâm xôi (mỗi mâm 20 đấu), một mạch rượu, 30 miếng trầu cau. Các nghi tiết làm lễ thờ thần quan viên chỉnh tề áo mũ, làm lễ theo nghi thức”.
(Tục lệ xã Kỳ Vĩ, tổng Kỳ Vĩ, huyện Gia Khánh, tỉnh Ninh Bình).
Hoặc những điều khoản về việc hiếu như:
“Trong xã người nào có cha mẹ chết, hiếu chủ trước hết phải biện một phong trầu cau trình với trưởng giáp. Giáp trưởng thông báo cho người trong giáp tập hợp một nơi cùng nhau đến với chủ nhà, giúp đỡ các khoản việc xong tùy chủ nhà khoản đãi, không quy định lệ”.
(Tục lệ xã Khê Nữ huyện Đông Anh, tỉnh Phúc Yên).
Việc hỷ như:
“Người nào có còn gái lấy chồng trong cùng xã, nạp 20 quả cau, tiền 6 mạch. Nếu lấy người xã khác nạp 100 cau, 3 quan tiền, chỉnh biện gà, xô, trầu cau, rượu làm lễ kính dân, toàn dân chứng thực ngày đó, ký giấy làm bằng. Dân giao hẹn nếu sinh con trai thì biện lễ 100 miếng trầu cau trình lý lịch ghi trước bạ”.
(Tục lệ thôn Hương Tràm, xã Thư Lâm, huyện Đông Anh, tỉnh Phúc Yên).
Việc thọ như: “Trong thôn nhà nào song thân cha mẹ đều được mừng thọ (60 tuổi trở lên), nếu có khả năng mở tiệc, đem đồ tế đến đình trước một ngày. Đồ tế gồm 1 đầu sinh vật sống, 3 mâm xôi ( mỗi mâm 10 đấu), 1 vò rượu, 1 buồng cau. Đem đến tế ở văn chỉ gồm: 1 gà, 1 mâm xôi 6 đấu; một nai rượu, 10 quả cau…
(Tục lệ thôn Ổ, xã Bách Lộc, tổng Lạc Trị, tỉnh Sơn Tây).
Cũng có những điều khoản về việc xử lý những kẻ bất hiếu, bất kính, bất hòa:
“Trong xã có người nào bất hiếu với cha mẹ, không kính trọng người trên, không hòa thuận với lân bang hàng xóm, thì sẽ bị sắp xếp riêng một chỗ để cảnh báo”.
(Tục lệ xã Thanh Đặng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên).
Vấn đề hỏa hoạn cũng có những điều khoản riêng:
“Trong thôn nhà nào cũng phải phòng hỏa hoạn; mỗi xóm phải có thuyền sào. Nếu không may xóm nào bị hỏa hoạn thì xóm ấy phải báo cho mọi người mang dụng cụ đến ứng cứu cho đến khi dập tắt lửa, nếu người nào trì hoãn chần chừa bị bắt phạt một đồng tiền. Người nào nhân cơ hội đó mà chiếm đoạt bất cứ vật gì, bị bắt quả tang sẽ thu hồi lại trả cho nguyên chủ, và bất kỳ vật đó trị giá bao nhiêu cũng phải đền 10 đồng để sung công, làm như thế để biểu dương tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau”.
(Tục lệ xã Trịnh Xuyên, huyện Diên Hà, tỉnh Thái Bình).
Tục lệ rất chú trọng ngăn cấm nạn rượu chè cờ bạc:
“Trong thôn mỗi khi hội họp ở trong đình, nếu có người nào say rượu làm lung tung, bản thôn bắt phạt tiền 2 mạch”.
“Người nào dung túng cho người đánh bạc sẽ bị bắt giao cho chánh phó lý và tuần phiên. Nếu tuần phiên bắt được thì giải đến điếm trói lại, đánh trống 9 tiếng gọi toàn dần tề tựu đông đủ để định tội chủ nhà chứa bạc bị phạt 3 quan, người đánh bạc mỗi người phạt 2 quan”.
(Tục lệ thôn Thượng, xã Nguyên Khê, Tổng Xuân Nộn, tỉnh Phúc Yên).
4. Loại mục họ, vay nợ, nộp cheo… ghi chép các khoản cho vay, khoản lập hội trợ cấp, khoản nộp cheo, khoản li dị… Như điều khoản về vay nợ, trả lãi:
“Nếu trong thôn người nào nghèo không có tiền chi tiêu cho việc gì thì đến nhà giầu vay mượn, khi vay phải có văn tự ký kết, lý trưởng áp triện, chịu nộp tiền lãi 3 phân. Đến hạn phải trả đủ vốn và lãi…”
(Tục lệ xã Thượng Hội, tổng Thượng Hội phủ Hoài Đức).
Hoặc điều khoản về hội hiếu hỉ:
“Một số người trong xã họp nhau lập hội hiếu hỉ, mỗi người nộp từ 1 đến 2 đồng. Nếu người nào có việc muốn lấy tiền hội, thì trước đó 10 ngày đem trầu cau mời từng người trong hội. Đến ngày lấy tiền, người trong hội mang tiền đến nộp để làm việc giầu nghèo giúp đỡ lẫn nhau. Gia chủ biện trầu cau trà nước làm cỗ thường. Mỗi cỗ khoảng 2, 3 hào”.
(Tục lệ xã Thúy Hội, tổng Thượng Hội, phủ Hoài Đức).
Điều khoản về ly dị:
“Trong xã nếu có cặp trai gái nào đã tổ chức cưới xin, nay vì lẽ gì không hòa hợp, muốn lìa xa nhau, thì phải thuận tình viết đơn “nam nguyện phóng, nữ nguyện xuất” để trình bầy tỉ mỉ lên trên. Sau khi lý trưởng xác thực thì mỗi phía giữ một đơn…cốt để chấm dứt đầu mối gây ra kiện tụng”.
(Tục lệ tổng Thượng Hội).
Trên đây chúng tôi đã sơ lược giới thiệu về hình thức và nội dung các sách tục lệ hiện đang lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Không ít những luật lệ, phong tục, tập quán từ xa xưa vẫn giữ nguyên giá trị của nó đến ngày nay, cần được nghiên cứu và phát huy hơn nữa. Sau đây là bảng thống kê các sách tục lệ theo từng địa phương.
BẢNG THỐNG KÊ CÁC SÁCH TỤC LỆ THEO TỪNG ĐỊA PHƯƠNG
(Xếp theo A, B, C)
1
TT Tên địa danh Tỉnh, Huyện Số lượng Ký hiệu

1
2
3
4
5
6

1
2

1
2
3
4
5
6
7
8
9

1
2
3

1
2

1
2

1
2
3
4

1
2
3
4
5

1
2
3
4
5
10 
1
2
3
4
5
6
11 
1
2
3
12 
1
2
3
4
5
6
13 
1
2
14 
1
15 
1
2
3
4
5
6
16 
1
2
3
4
5
6
7
8
17 
1
2
3
18 
1
BẮC GIANG 
Bảo Lộc huyện
Hiệp Hòa
Phất Lộc
PhượngNhãn
Việt Yên
Yên Dũng
BẮC NINH 
Tiên Du
Thuận Thành
HÀ ĐÔNG 
Chương Mỹ
Đan Phượng
Hoàn Long
Phú Xuyên
Sơn Lăng
Từ Liêm
Thanh Oai
Thanh Trì
Thượng Phúc
HÀ NAM 
Kim Bảng
Duy Tiên
Nam Xương
HẢI DƯƠNG 
Cẩm Giàng
Thanh Lâm
HƯNG YÊN 
Yên Mỹ
Văn Lâm
KIẾN AN 
An Dương
An Lão
Nghi Dương
Thủy Nguyên
LẠNG SƠN 
Cao Lộc Châu
Điềm Hy Châu
Lộc Bình Châu
Thoát Lãng Châu
Văn Uyên Châu
NAM ĐỊNH 
Giao Thủy
Hải Hậu
Mỹ Lộc
Trực Ninh
Vụ Bản
NINH BÌNH 
Gia Khánh
Gia Viên
Kim Sơn
Yên Khánh
Yên Mô
Phố Hoàn Thành
NGHỆ AN 
Đông Thành
Hưng Nguyên Phủ
Nghi Lộc
PHÚ THỌ 
Cẩm Khê
Hạ Hòa
Phù Ninh
Sơn Vĩ
Tam Nông
Thanh Ba
PHÚC YÊN 
Đông Anh
Yên Lãng
QUẢNG YÊN 
Yên Hưng
SƠN TÂY 
Bất Bạt
Phúc Thọ
Thạch Thất
Tiên Phong
Tùng Thiên
Yên Sơn
THÁI BÌNH 
Diên Hà
Đông Quan
Hưng Nhân
Quỳnh Côi
Thnanh Quan
Thần Khê
Thư Tri
Trực Định
THÁI NGUYÊN 
Đồng Hỷ
Phố Yên Phủ
Phú Bình
THANH HÓA 
Đông Sơn
24 
1
6
5
3
5
4
5
4
1
102 
9
14
12
13
6
24
1
13
10
38 
10
17
11

7
1
86 
61
25
19 
9
1
5
4
23 
3
3
5
6
6
48 
5
6
10
8
19
50 
12
10
7
9
11
1
31 
1
21
9
39 
7
9
6
7
2
8
18 
5
13

4
46 
5
8
7
7
4
15
77 
7
7
13
8
13
9
9
11
14 
2
8
4
13 
13
AF a.13
AF a13/1
AF a13/2 đến a13/7
1a13/8 đến a13/12
1a13/13 đến a13/15
1a13/16 đến a13/20
1a13/21 đến a13/24
AF a.8
AF a.8/1 đến a8/4
1a8/5
AF a.2
AF a2/1 đến a2/9
1a2/10 đến a2/23
1a2/24 đến a2/35
1a2/36 đến a2/48
1a2/49 đến a2/54
1a2/55 đến a2/78
1a2/79
1a2/80 đến a2/92
1a2/93 đến a2/102
AF a.10
1a10/1 đến a10/10
1a10/11 đến a10/27
1a10/28 đến a10/38
AF a.14
1a14/1 đến a14/7
1a14/8
AF a.3
1a3/1 đến a/61
1a3/62 đến a/86
AF a.9
1a9/1 đến a9/9
1a9/10 
1a9/11 đến a9/15
1a9/16 đến a9/19
AF a.15
1a15/1 đến a15/3
1a15/4 đến a15/6
1a15/7 đến a15/11
1a15/12 đến a15/17
1a15/18 đến a15/23
AF a.11
1a11/1 đến a11/15
1a11/6 đến a11/12
1a11/12 đến a11/21
1a11/22 đến a11/29
1a11/30 đến a11/48
AF a.4
1a4/1 đến a4/12
1a4/13 đến a4/22
1a4/23 đến a4/29
1a4/30đến a4/38
1a4/39 đến a4/49
1a4/50 
AF b.1
AF b 1/1
1b1/2 đến b 1/22
1b 1/23 đến b 1/31
AF a.12
1a12/1 đến a12/7
1a12/8 đến a12/16
1a12/17 đến a12/22
1a12/23 đến a12/29
1a12/30 đến a12/31
1a12/32 đến a12/39
AF a.7
1a7/1 đến a7/5
1a7/6 đến a7/18
AF a.17
1a17/1 đến a17/4
AF a. 6
1a6/1 đến a6/5
1a6/6 đến a6/13
1a6/14 đến a6/20
1a6/21 đến a6/27
1a6/28 đến a6/31
1a6/32 đến a6/46
AF a. 5
1a5/1 đến a5/7
1a5/8 đến a5/14 
1a5/15 đến a5/22
1a5/23 đến a5/35
1a5/36 đến a5/48
1a5/49 đến a5/57
1a5/58 đến a5/66
1a5/67 đến a5/77
AF a. 16
1a1/1 đến a16/2
1a1/3 đến a16/9
1a1/10 đến a16/14
AF b. 2
AF b 2/1 đến b 4/13

Nguyễn Thị Phương

------------------




1 1
Chú thích:

(1) Ecole francaise d’Extrême – Orient.
(2) Từ Côn Ngọc, còn gọi là Từ Tự Minh, người đất Hương Sơn, Mẫn Chương, Trung Quốc.