LỊCH, LỊCH SỬ KINH TẾ, CHÍNH TRỊ VÀ CHIẾN TRANH

Bài viết của Nguyễn Thường
!
1. ÂM DƯƠNG LỊCH
Trong âm dương lịch hiện nay còn dùng các tên năm bằng cách ghép hai vòng tuần hoàn Thiên can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý với Địa chi: Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Khi có dịp tiếp xúc với di sản văn hóa truyền thống trong dân dã và trong sách vở, chúng tôi còn thấy nhắc đến chu kỳ 3 năm và 4 năm.
Trong từ điển thiên văn(1) có các số liệu sau: năm xuân phân có 365 ngày 5 giờ 48 phút 2,8 giây. Tháng cận điểm có 27,5546 ngày. Tháng giao hội có 29 ngày 12 giờ 44 phút 2,8 giây. Chu kỳ vết đen trên mặt trời là 10 năm 9 tháng(2). Vì 3 năm xuân phân chỉ hơn 37 tháng giao hội 3 ngày (3 ngày = 29,5/10 ngày) nên 3 năm xuân phân là chu kỳ chung của 2 biến động này. Nói khác đi, ta có chu kỳ 3 năm. 4 năm xuân phân chỉ hơn 53 tháng cận điểm chưa đầy 1 ngày 14 giờ (27,5546/10 ngày) nên 4 năm xuân phân cũng là chu kỳ chung của chúng.
Tổ hợp hai chu kỳ 3 năm và 4 năm, ta có chu kỳ 12 năm (thập nhị địa chi). Nếu bỏ qua 9 tháng trong chu kỳ 10 năm 9 tháng, chúng ta có chu kỳ thập thiên can (10 năm).
Tuy vậy xem xét kỹ, chúng tôi thấy cần phải sửa đổi đôi chút. Thực tế tháng giao hội thể hiện khá rõ ở nhiều hiện tượng vật lý và hiện tượng sinh học, nhưng sai số lại hơi lớn (3 ngày 25,5/10 ngày).
Nguồn gốc của các hiện tượng địa triều, thủy triều, khí triều, v.v… là do trường trọng lực của trái đất thay đổi(3). Gây ra trường trọng lực trên trái đất bao gồm mặt trăng, mặt trời cùng với các thiên thể khác. Nhưng các tháng vừa nêu ra chỉ chú ý tới tác dụng của mặt trăng, mặt trời mà bỏ qua tác dụng của cả phần vũ trụ mênh mông còn lại xung quanh trái đất. Để phù hợp với chu kỳ 3 năm, chúng tôi giả định rằng có một tháng nữa đặt tên là tháng trường trọng lực (hay gọi tắt là tháng trọng lực).
Trường trọng lực này được gây bởi toàn vũ trụ đến trái đất (chứ không phải chỉ có mặt trăng, mặt trời). Tháng trường trọng lực cùng với năm xuân phân tạo nên chu kỳ năm xuân phân. Để phù hợp với quy luật chung đó (sai số không lớn hơn 1/10) tháng trường trọng lực có độ dài 29 ngày (12 + 2) giờ 44 phút 28 giây. Trong Hội nghị hóa sinh phục vụ sản xuất và đời sống toàn quốc lần thứ nhất, các tác giả Nguyễn Cân, Vũ Thục Nga,…(4) cho biết chiều dài trung bình của vòng kinh phụ nữ Việt Nam là 29,68 ± 2,2 ngày (số trung bình hơn tháng giao hội đúng 2 giờ). Như vậy có thể cho rằng tháng các hiện tượng sinh học bằng tháng trường trọng lực.
2. THẬP NHỊ ĐỊA CHI
Các tên Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi bản thân nó đã gợi ý chúng ta một cách suy nghĩ cụ thể. Năm “Tý” là năm con chuột, năm “Sửu là năm con trâu. Chẳng hạn có thể hiểu là vào những năm Sửu, loài trâu sinh sản mạnh nhất hoặc chết nhiều nhất (loài trâu khi sống hoang dã)…
3. THẬP THIÊN CAN
Trong âm dương lịch lấy thập thiên can là 10 năm. Trong từ điển thiên văn ghi 11 năm. Trong bài giảng thiên văn của Nguyễn Viết Trinh cho biết chu kỳ vết đen trên mặt trời là 10 năm 9 tháng. Trong báo Quân đội nhân dân số ra ngày 19/5/1973(5) cho biết năm sinh, năm nắm quyền (1804), năm đánh Viên, năm đánh Nga, năm thua của Napôlêông và Hítle đều cách nhau 129 năm. Con số 129 năm lại là bội số chung (chia hết) nhỏ nhất của các chu kỳ 1 năm, 3 năm và 10 năm 9 tháng. Như vậy có thể tin rằng con số thực của chu kỳ vết đen trên mặt trời là 10 năm 9 tháng. Con số 10 hay 11 năm là hai cách làm tròn của chu kỳ này. Bội số chung nhỏ nhất của chu kỳ 1 năm, 4 năm, 10 năm 9 tháng là 171 năm. Bội số chung nhỏ nhất của cả 4 chu kỳ 1 năm, 3 năm, 4 năm, 10 năm 9 tháng là 516 năm. Người xưa thường nói đến một khoảng thời gian 500 năm có lẽ có nguồn gốc từ chu kỳ này.
Chẳng hạn, Tư Mã Thiên viết: “cha tôi nói: sau khi Chu Công mất được 500 năm thì Khổng Tử ra đời. Khổng Tử ra đời đến nay đã được 500 năm. Nếu có kẻ nối nghiệp soi sách đời… thì là lúc này đây”(6).
4. NGHĨA CỦA CÁC TỪ TRONG THẬP THIÊN CAN
Trong báo Hà Nội mới số ra ngày 24-6-1990, Tiến sĩ y khoa Hoàng Tuấn viết: “Thuyết lý số là một học thuyết triết học uyên bác được xây dựng và phát triển từ đời cổ đại”. “Người xưa cho bản chất thế giới vật chất là các con số”. “Nó biến hóa kỳ ảo như chính các con số theo những nguyên lý thống nhất”. “Thuyết nhị ngũ: nó là một mô hình sinh toán học cổ đại”. “Từ sự sắp xếp hình Hà đồ - Lạc thư” trong Kinh Dịch, đến sự sắp xếp Tứ tượng, Bát quái, cho đến các mô hình để tính thời tiết 4 mùa, tính âm dương lịch, các mô hình lý thuyết vận khí, các mô hình ứng dụng trong y học cổ truyền đều theo sự sắp xếp biến hóa của 12 con số đầu tiên. “Cho đến ngày nay người ta vẫn chưa hiểu tại sao cũng chính những con số đó chi phối những quy luật cơ bản trong vật lý học”(7).
Trong Chống Đuyrinh, Angghen viết: “Nguyên tắc (quy tắc, định luật, định lí, quy luật,…) không phải được ứng dụng vào giới tự nhiên và lịch sử loài người, mà là được rút ra từ giới tự nhiên và lịch sử loài người; không phải giới tự nhiên và loài người thích ứng với nguyên tắc, mà tóm lại nguyên tắc chỉ đúng nếu nó phù hợp với tự nhiên và lịch sử (…) Cũng như các khoa học khác, toán học sinh ra từ nhu cầu thực tiễn của con người (…) từ sự tính toán thời gian và sự chế tạo cơ khí”(8).
Ông Đoàn Thanh Bình viết: “Thời thượng cổ ở Trung Quốc chưa có chữ viết, Phục Hy đã đặt ra một thứ chữ riêng để ghi 8 quẻ ấy gọi là bát quái (…). Đi vào Kinh Dịch, thuyết âm dương đã hoàn toàn biến thành thần bí”(9). Có lẽ ông Đoàn Thanh Bình chưa hiểu Kinh Dịchchăng. Khổng Tử phải là người có tư tưởng thần bí; những đoạn tác giả trích từ Kinh Dịch hoàn toàn có thể hiểu được và bản thân Khổng Tử đã từng nói: “Thánh nhân không bàn chuyện quỷ thần quái dị”(10).
Chúng tôi đã cố gắng tìm một hệ ngữ nghĩa phù hợp với bộ can; nhưng một thời gian dài đã lúng túng. Sự lúng túng đã đẩy chúng tôi đến giả thiết cho rằng bộ can vốn không ra đời ở lục địa Trung Quốc, mà ra đời ở Việt Nam hoặc Mông Cổ. Bởi vậy, khi truyền đến Trung Quốc, ghi vào lịch sử, thì mất nghĩa của nó. Những trang viết của các tác giả trên đã cho chúng tôi một ý nghĩa mới. Có thể bản thân bộ can có nghĩa gốc chỉ là số thứ tự 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10.
Trong Cơ sử ngữ văn Hán Nôm viết:
“Giáp - Chữ đứng đầu thiên can;
Ất - Hàng thứ hai trong thiên can.
Quý - Thứ 10 trong thập can”(11)
Các con số có hai cách ra đời:
- Con người và loài người đưa ra hệ đếm thập phân khi họ ở trạng thái vô thức, điên khùng và chỉ đưa ra một lần là xong (nhất thành bất biến). Nhưng bản thân con người là một bộ phận của vũ trụ. Con người được tạo thành bằng những nguyên tử, phân tử của giới tự nhiên. Con người “nghĩ ra” (không do gợi ý từ bên ngoài) các con số cũng như giới tự nhiên sinh ra con người. Bởi vậy hệ đếm thập phân là một câu đố huyền bí không thể hiểu nổi.
- Vũ trụ xung quanh con người có chu kỳ 10 năm. Chu kỳ này ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của họ, nên nó là nguồn gốc của hệ đếm thập phân(12). Chúng tôi thiên về khả năng thứ 2.
Ý nghĩa của các con số quả là kỳ bí. Nói là hiểu một bài viết, một câu nói, một phép tính nào đó có nghĩa là chúng ta biết bài viết, câu nói, phép tính ấy mô tả, chỉ ra, đề cập đến một hiện thực nào. Các môn khoa học nói chung đều nhằm mô tả, tìm hiểu từng hiện tượng tự nhiên, xã hội một cách trọn vẹn. Còn toán học (cả ngôn ngữ học và triết học cũng có tính chất tương tự) thường không mô tả một hiện tượng nào nguyên vẹn, nhưng mô tả bất kỳ một hiện tượng nào, người ta cũng có thể dùng toán học. Các phép tính nhiều khi có vai trò như một từ, chữ trong ngôn ngữ học. Từ chữ đó có thể mô tả bất kỳ một cái gì tùy theo ý định của người dùng. Thí dụ từ “ăn” có thể có các chữ nghĩa cụ thể khác nhau trong các trường hợp: ăn ở, ăn uống, ăn chơi, ăn kép, ăn hồ, ăn chứng từ, ăn của đút v.v… Phép cộng đơn giản như 1 + 1 = 2 cũng có thể là 2 người, 2 vật, 2 quả, 2 tang lễ, 2 đám cưới, cho vay 2 đồng, nợ 2 đồng v.v… chính vì nó có mặt trong rất nhiều hiện thực khác nhau cho nên đôi khi chúng ta không biết nghĩa của nó. Bây giờ người ta vẫn nói, thầy tướng số, lấy lá số, số mệnh, số kiếp, số phận, số giàu nghèo, số sung sướng, số bất hạnh, số cô đơn v.v… Phải chẳng đây là mọt trong những lý do làm cho thuyết lý số trở thành “kì bí”?
5. LỊCH VÀ LỊCH SỬ
Từ nhỏ đến lớn chúng ta có các chu kỳ:
- Tháng cận điểm.
- Tháng trường trọng lực.
- Năm xuân phân.
- Chu kì vết đen trên mặt trời là 10 năm 9 tháng.
Mặt trăng là vệ tinh của trái đất. Cả 3 hiện tượng tháng cận điểm, tháng trường trọng lực, năm xuân phân đều là những hiện tượng xảy ra trên trái đất. Sự kết hợp của 3 hiện tượng này dẫn tới chu kỳ 4 năm, 3 năm, 12 năm (âm dương lịch gọi là thập nhị địa chi). Riêng chu kỳ vết đen trên mặt trời xảy ra trên mặt trời rồi sau đó mới ảnh hưởng đến trái đất. Âm dương lịch gọi là thập thiên can. Có lẽ ngữ nghĩa như thế này là rõ ràng. Chu kỳ 10 năm 9 tháng làm tròn là 10 năm còn được xây dựng từ Nhị ngũ(13). “Ngũ” ở đây là ngũ hành. Một số sách viết ngũ hành là 5 nguồn gốc, 5 tồn tại cơ bản “nguyên thủy” của vật chất có lẽ là không đúng. Có thể phải hiểu là 5 cách bộc lộ, 5 cách thể hiện của giới tự nhiên. Sự kết hợp giữa chu kỳ 10 năm 9 tháng và chu kỳ 1 năm là 43 năm, 86 năm, 129 năm, 172 năm v.v… các chu kỳ này thể hiện thiên can.
Nhưng đời mỗi con người chỉ nằm trong khoảng từ 1 đến 2 chu kỳ 43 năm (43 năm, 86 năm) nên ảnh hưởng của thiên can không rõ bằng địa chi. Con người là một “vật sở hữu” của trái đất. Khác với mỗi con người, lịch sử loài người lại rất dài, khi xem xét lịch sử, chúng ta cần tìm hiểu cả thiên can và địa chi. Thậm chí thiên can giữ vai trò chính. Lịch sử loài người có thể nên chia thành những khoảng 516 năm hoặc 129 năm. Ảnh hưởng của chu kỳ 4 năm là yếu nên chu kỳ 172 năm nên xem là chu kỳ đứng hàng thứ 3. Nhìn nhận vũ trụ như một thể thống nhất, chúng ta xem lịch sử loài người như một phương tiện thể hiện của vũ trụ và mỗi con người như một phương tiện thể hiện của lịch sử loài người. Nếu chọn năm 1935 làm chuẩn thì điểm đầu công nguyên nên lấy là năm 129 trước công nguyên. Còn nếu chọn năm 1806 làm chuẩn, đầu công nguyên sẽ phải chọn là năm 258 trước công nguyên. Chúng tôi kiểm tra hai chuẩn này trong lịch sử(14). Xem biểu:
1
Năm tính Sử Việt Nam Sử Trung Quốc
- 2322
- 2193
1 - Nhà Hạ khoảng từ thế kỷ 21 TCN đến thế kỷ XVI TCN (500 năm).
- 1806
- 1677
1 - Nhà Thương khoảng từ thế kỷ XVI TCN đến thế kỷ XX TCN (500 năm).
- 774
- 645
1 - 770 bắt đầu thời Đông Chu.
- Khoảng năm - 656 Tề Hoàn Công xưng bá (Ngũ bá Tề, Tấn, Sở, Ngô, Việt) -
- 258


- 129
257 - 202 Thục Phán An Dương Vương. Trống Đồng Đông Sơn. - 247 Tần Thủy Hoàng lên ngôi khi ấy đã có đất Ba, Thục, Hán, Trung, Việt, Uyển, Sính.
- 129 Thời Hán Vũ Đế (Hán -202 - + 220)
- 258

- 387
248 Khởi nghĩa Bà Triệu, 262 giết Thái thú và sứ Ngô. - 263 Tấn diệt Thục, 280 Tấn diệt Ngô.

- 383 Tiền Tấn đánh Đông Tấn, lính Tiền Tấn đông gấp 10 nhưng phản chiến nên Tiền Tấn thua.
- 774

- 903
766 - 791 Khởi nghĩa Phùng Hưng.
905 Khúc Thừa Dụ chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc
- 755 Loạn An Lộc Sơn (thời Đường) Hoàng Sào (880 - 884).
- 907 Đường tàn; Bắt đầu thời Ngũ Đại.
- 1290

- 1419
1285, 1288 Trần thắng Nguyên lần thứ 2 và 3.
1407 Minh xâm lược, 1417 Lê Lợi khởi nghĩa. 1428 giải phóng toàn quốc.
- 1279 Nguyên diệt Tống.

- 1403 - 1424 Minh Thành Tổ, chính quyền phong kiến tập trung cao độ nhất.
- 1436 - 1444 Thái Đát uy hiếp dữ dội Bắc Kinh.
- 1806
- 1935
1802 Bắt đầu triều Nguyễn (1789, Nguyễn Huệ với trận Đống Đa). 1
1 1
Bạn đọc hãy tự đánh giá, chúng tôi cho rằng bản niên biểu này phù hợp tốt. Cứ sau mỗi đoạn 516 năm, kinh tế mỗi bước lại đạt đến điểm cực thịnh, bắt đầu kiến trúc thượng tầng phải thay đổi theo. Nếu sự chuyển biến của kiến trúc thượng tầng là thường xuyên và kịp thời, thì xã hội được yên tĩnh tương đối. Nếu không có sự chuyển biến kịp thời, thì xã hội giữ được yên tĩnh tương đối. Nếu không có chuyển biến kịp thời, trong mỗi cộng đồng sẽ xảy ra nội chiến. Thời gian chuyển biến mạnh mẽ thường là 129 năm.
Mỗi nước có thay đổi về kinh tế, chính trị, nên quan hệ giữa các nước cũng thay đổi theo. Cuối các chu kỳ 516, năm thường xảy ra chiến tranh giữa các nước khác nhau. Nước nào có sự thích ứng tốt giữa kinh tế và chính trị sẽ giành được thắng lợi. Mỗi bước chuyển biến kinh tế cũng là một bước tiến bộ trong lĩnh vực đường sá và phương tiện giao thông vận tải. Các cuộc chiến tranh càng làm thay đổi mạnh hơn. Ngày xưa và ngày nay kỹ thuật và phương tiện giao thông quân sự vẫn phát triển ở vị trí hàng đầu. Chu kỳ 516 năm còn có thể là chu kỳ tiến bộ của cơ thể sinh học của con người. Tác dụng thường xuyên gây đột biến sinh học là dải sóng điện từ nằm trong vùng hồng ngoại và vùng vô tuyến gần hồng ngoại; dải sóng cực tím hoặc dải có bước sóng ngắn hơn không thấy nói tới.
6. LỊCH VIỆT NAM
Lịch là một ngành khoa học thực nghiệm. Xác định lịch là phép xác định thời gian chuẩn, rồi dùng thời gian chuẩn đó để đo các quá trình khác. Lịch sử là bản ghi một số chu kỳ của một số hiện tượng tự nhiên. Những hiện tượng này thường dễ quan sát và ổn định. Với quan niệm như vậy dân tộc nào cũng phải có lịch. Tùy theo trình độ kỹ thuật và mức độ phát triển kinh tế mà họ có được những chu kỳ cùng với những phép đo chuẩn xác tương ứng. Dù hình thức bản lịch là như thế nào (lịch Tây, Tầu hay Ả Rập), người đọc bản dịch đó cũng chỉ thấy những hiện tượng tự nhiên Việt Nam. Nên về nội dung chúng ta có thể khẳng định rằng người Việt Nam có lịch sử phát minh và sử dụng lịch của mình. Những bài hát truyền miệng:
“Mồng một lưỡi trai,
Mồng hai lá lúa”…
(Chỉ số thứ tự ngày trong tháng)

“Tháng chạp là tháng trồng khoai,
Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà”…
 
(chỉ tháng thứ tự trong năm)
Và hệ đếm can chi chỉ thứ tự năm trong chu kỳ 60 năm có thể là tàn dư của một bản lịch cổ nào đó. Lịch này dựa vào hình dáng mặt trăng để xác định ngày trong tháng. Dựa vào sự ra hoa của cây cỏ để xác định năm trong 12 năm và 60 năm.
Sách Cương mục tiền biên của Kim Lý Tường chép rằng: “Năm Mậu Thân thứ 5 đời Đường Nghiêu (khoảng 4000 năm trước công nguyên) Việt Thường Thị sang chầu dâng rùa thần”. “Theo Thống chí của Trịnh Tiền về đời Đào Đường, con rùa sống đến 2000 năm, trên lưng có ghi văn khoa đẩu, ghi việc trời đất mở mang về sau. Vua Nghiêu sai chép lấy gọi là Quy lịch”. “Đế Nghiêu nhà Đường sai Hy Thúc (trong Kinh Thư) giữ việc này suy trắc khí hậu ở Nam Giao, điều hòa mọi việc thời tiết sớm muộn về mùa hè… suy trắc cẩn thận để tháng trọng hạ được đúng với thời tiết. Lại phải xem đến việc thay đổi của người và vật”.
Sau này người Trung Quốc “lấy tiết đông chí làm tiết mở đầu cho tuế”.
Lịch gắn liền với thủy triều. Thủy triều lại gắn với canh tác nông nghiệp cổ (xưa đưa nước vào ruộng bằng thủy triều) và chiến tranh cổ.
Hà Nội ở vĩ độ 20o, Bắc Kinh ở vĩ độ 40o, do vậy thủy triều ở Bắc Kinh chỉ bằng khoảng ¾ thủy triều ở vĩ độ qua Hà Nội. Thủy triều mạnh, ảnh hưởng của thủy triều đến đời sống của người dân Việt Nam mạnh, nên người dân Việt Nam phải có hiểu biết về âm dương lịch sớm hơn người Trung Quốc. Những chiến thắng của Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo đều có sức của thủy triều. Những chiến thắng trên là những chiến thắng quyết định cả một giai đoạn lịch sử và quân giặc không chỉ thua một lần trên một vùng địa lý, chứng tỏ người dân Việt Nam hiểu biết thủy triều tường tận đến mức độ nào.
Nhiều người hiện nay vẫn còn chưa tin rằng người Việt Nam xưa đã làm được âm dương lịch. Chúng tôi nghĩ, hiểu biết chuyện mây nước để làm ruộng là việc làm hàng ngày hàng tháng và cả đời của mỗi người nông dân, là công việc của mỗi làng xã của cả nước. Ban phát lịch là việc của vua. Ngày xưa dân cư thưa thớt, phương tiện giao thông nghèo nàn, chậm chạp, thô sơ, đường sá ít và xấu, đa số cư dân mù chữ nên việc canh tác của mỗi gia đình, mỗi làng xã không thể chờ một quyển lịch được làm ra ở ngoài biên giới, cũng không thể chờ mọi thứ ở bản lịch của Nhà nước. Ngày xưa mỗi làng xã hoặc một cụm làng xã thường có thầy địa lý, thầy tướng số, thầy giáo, thầy tu, thầy thuốc,… Công việc thường xuyên của các ông thầy là xem ngày tốt xấu, xem tuổi vợ chồng, tuổi làm nhà, định hướng của một ngôi đình hoặc ngôi nhà thường, chiếm một góc chiếu ở đình trong các buổi hành lễ long trọng, đọc một bài văn tế thần linh hay người đã khuất, hòa giải một vài vụ xích mích trong làng xã về ruộng đất, hôn nhân hay danh dự. Những người này ít nhiều đều biết nhìn trời đoán thời tiết, thời vụ, dịch bệnh mà đứng về một khía cạnh nào đó có thể gọi là những nhà “thiên văn nghiệp dư”. Họ cần biết chút ít thiên văn để giúp đời, hành nghề, cũng để bịp đời khi rơi vào thế bí. Họ là những quyển lịch sống rất đa dạng đáp ứng một cách hữu hiệu nhu cầu của cư dân nông nghiệp. Bây giờ chúng ta nhìn thấy gì trên trời, ngày xưa họ cũng nhìn thấy cái đó như chúng ta, nhưng họ đông hơn và nhìn thiết thực hơn ngày nay.
Âm dương lịch ở Việt Nam có nhiều ưu điểm hơn dương lịch.
Hiện nay trên thế giới có 3 loại lịch: dương lịch, âm dương lịch và âm lịch. Mỗi loại lịch trên, có nơi sinh và đất sống riêng.
Ở Việt Nam từ rất xa xưa, âm dương lịch dùng để phục vụ sản xuất nông nghiệp và các mặt sinh hoạt xã hội. Nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và đời sống gắn liền với âm dương lịch. Nó như một bản tra cứu để những người làm ruộng tìm lại những kinh nghiệm của bản thân và ông cha. Nếu bỏ âm dương lịch, suy nghĩ của người nông dân Việt Nam sẽ mất một giá đỡ quen thuộc. Quá trình đi đến một bản âm dương lịch hiện đại là phức tạp, trong đó có sự đóng góp ban đầu của nhiều dân tộc và sự hoàn thiện thêm (cụ thể thêm, chi tiết thêm) cho mỗi hoàn cảnh địa lý trong suốt quá trình sử dụng âm dương lịch. So với âm dương lịch, dương lịch có nhiều điểm yếu khi sử dụng trên dải đất Việt Nam. Dương lịch chỉ chú ý đến mặt trời (dương: ánh sáng), ít chú ý tới mặt trăng (âm: nước). Khoa học ngày nay thừa nhận điều kiện tồn tại sự sống là nước, ánh sáng, không khí, nhiệt độ thích hợp. Dân ta cũng có câu: “nhất nước, nhì phân”. Với một vùng nông nghiệp, một năm hai vụ lúa, chú ý tưới nước hàng tháng là rất quan trọng (1 tháng 2 lần nguyệt triều, 1 ngày 2 lần nhật triều). Ngày nay chỉ có một số tỉnh đồng bằng chúng ta chủ động được việc tưới nước, còn các vùng địa lý khác vẫn phụ thuộc nặng nề vào thiên nhiên. Hơn nữa, muốn hiểu biết cây lúa, chúng ta phải hiểu biết lịch sử ra đời của nó gắn liền với quá trình canh tác cổ như thế nào. Đem áp dụng dương lịch vào làm nông nghiệp ở nước ta, có thể gặp nhiều khó khăn, vì dương lịch ra đời ở những nước Tây âu có băng tuyết. Những nước này có cường độ chiếu sáng của mặt trời yếu (ít nên quý) và cường độ chiếu sáng lại khống chế chu kỳ nước (chu kỳ băng tan). Động thực vật ở những nơi này có hiện tượng ngủ đông. Nông nghiệp ngày nay có lẽ nên tìm hiểu áp dụng âm dương lịch vào việc dự báo dài hạn về thời tiết, bão gió và khả năng nuôi trồng trên dải đất Việt Nam. Chúng ta đã đi qua một giai đoạn lãng quên quá dài. Chúng ta đã sống trong tâm lý phục ngoại quá lớn đến nỗi nhiều người quên cả chính mình, cứ tưởng mình phải vì một cái gì đó, mình là một cái gì đó từ bên ngoài ban phát. Đưa dương lịch vào Việt Nam là một việc cần thiết, nhưng bỏ âm dương lịch để dùng dương lịch thì rất cần xem xét lại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Từ điền thiên văn, Nxb. KHKT, H. 1983, tr.200, 270, 370, 249, 155.
(2) Bài giảng thiên văn, Phạm Viết Trinh, Nxb. GiáoDục, H. 1959.
(3) Đặc tính của các định luật vật lý của Risa Payman Nxb. KHKT, H. 1972, tr.13-15.
(4) Tóm tắt báo cáo hội nghị khoa học hóa sinh phục vụ sản xuất và đời sống lần thứ nhất, tr.11.
(5) Báo Quân đội nhân dân ra ngày 19-5-1973.
(6) Sử ký Tư Mã Thiên, Nxb. Văn học, H. 1988, tr.25.
(7) Báo Hà Nội mới, ra ngày 24-6-1990.
(8) Chống Đuyrinh (Angghen), Nxb. Sự thật, H. 1971, tr.58.
(9) Tử vi với số phận con người, sở VHTT Hà Nam Ninh, 1990, tr.37.
(10) Lê Quý Đôn toàn tập, Tập 2, Nxb. KHXH, H. 1977, tr.431.
(11) Cơ sở ngữ văn Hán Nôm, tập 1, Nxb. GiáoDục, H. 1984, tr.164, 153, 185.
(12) Thông tin Khoa học xã hội số 1 - 1986, tr.61.
(13) Tạp chí các khoa học về trái đất (3-8-1984).
(14) Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nxb. KHKT, năm 1971, tr.68, 109, 110, 130, 136, 206, 211, 236, 240, 432, 369, 347.
(15) Niên biểu Việt Nam đối chiếu, Nxb. KHXH, H. 1970, tr.13.
(16) Bộ sử thế giới, gồm lịch sử thế giới Cổ đại, tập 1, 2. Trung đại, Q.1, tập 1, 2; Q.2, tập 1, 2; Cận đại, Q.1, tập 1, 2 và Hiện đại, Nxb. GiáoDục, H. 1962.
(17) Việt sử thông giám cương mục tiền biên, tập 1, Nxb. Sử học, tr.56, 57.
(18) Tạp chí GTVT và Bưu điện tháng 6 - 1990, tr.22-25.
(19) Tạp chí Y học thực hành số 2 (250), 1984, tr.46.
(20) Tạp chí Khảo cổ số 14, 1974. Bài của tác giả Bùi Huy Hồng.
(21) Quang hợp (Lêbêdep), Nxb. GiáoDục, H. 1965, tr.129, 130, 134, 141, 145.
(22) Giáo trình cổ văn, Tập II, phần 1, Cổ văn Trung Quốc, Nxb. GiáoDục, tr.26, 30.