Nói Nga thao túng ICC: Mỹ đã thấm đòn hiểm của Putin

Người đứng đầu Cơ quan Công tố Mỹ chỉ trích Nga thao túng ICC chỉ là thể hiện nỗi cám cảnh của Washington trước tác hiệu từ nước cờ hiểm của Putin.


Ngày 11/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức phép tiến hành các biện pháp trừng phạt kinh tế và đi lại nhằm vào nhân viên Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), đáp trả định chế này điều tra lực lượng Mỹ nghi phạm tội ác chiến tranh ở Afghanistan.
Các biện pháp trừng phạt của Washington có thể bao gồm đóng băng tài sản ở Mỹ của những thực thể hỗ trợ ICC trong việc điều tra, truy tố công dân Mỹ khi chưa có sự chấp thuận của Washington, cấm các thực thể đó và thân nhân đến Mỹ, theo Reuters.
Tại cuộc họp báo công bố sắc lệnh của Tổng thống Trump, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã tuyên bố: "Chúng tôi không thể và sẽ không đứng yên, để mặc người dân của chúng tôi bị đe dọa bởi một tòa án kiểu chuột túi.
Tôi có một thông điệp gửi tới những đồng minh thân thiết của Mỹ trên thế giới rằng: Người dân nước bạn có thể là nạn nhân tiếp theo, nhất là công dân đến từ các nước thành viên NATO, những nước đang cùng Mỹ chống khủng bố ở Afghanistan".
Noi Nga thao tung ICC: My da tham don hiem cua Putin
Ngoại trưởng Mike Pompeo và Bộ trưởng Tư pháp William Barr tại buổi họp báo công bố sắc lệnh của Tổng thống Donald Trump trừng phạt ICC
Xin nhắc lại, ngày 14/11/2016, ICC đã công bố bản báo cáo điều tra sơ bộ về tội ác chiến tranh ở Afghanistan, mà ở đó Công tố viên Fatou Bensouda cho rằng Taliban, lực lượng Afghanistan, lính Mỹ và cả CIA đều có thể đã phạm tội ác chiến tranh.
Tháng 11/2017, Công tố viên trưởng ICC chính thức mở cuộc điều tra tội ác chiến tranh ở Afghanistan. Mỹ không tham gia ICC, nhưng cuộc điều tra sẽ phơi bày tội ác chiến tranh của quân đội Mỹ, vì vậy Washington phản đối kịch liệt ICC.
Đỉnh điểm trong hành động phản đối của Washington với cuộc điều tra của ICC về tội ác chiến tranh ở Afghanistan là việc ngày 5/4/2019, Bộ Ngoại giao Mỹ chính thức phát lệnh thu hồi thị thực nhập cảnh vào Mỹ của bà Fatou Bensouda.
Ngoại trưởng Mike Pompeo khi đó đã tuyên bố Washington sẽ từ chối cấp thị thực cũng như thu hồi thị thực nhập cảnh vào Mỹ đối với tất cả nhân viên Tòa án Hình sự Quốc tế liên quan vụ điều tra này.
Cựu Giám đốc CIA cũng cảnh báo rằng chính quyền Mỹ đang chuẩn bị các bước đi bổ sung, kể cả trừng phạt kinh tế trong trường hợp ICC không thay đổi quyết định là từ bỏ việc điều tra người Mỹ và đồng minh của Mỹ phạm tội ác chiến tranh.
Phản ứng trước quyết định cứng rắn của chính quyền Mỹ, Văn phòng Công tố viên trưởng Fatou Bensouda cho biết, các công tố viên ICC vẫn sẽ tiếp tục nhiệm vụ mà không cần sự chấp thuận của bất cứ bên nào, theo BBC.
Khi cuộc điều tra đang tiến hành thì bỗng dưng một phiên toà được ICC mở ra, mà ở đó các thẩm phán của định chế pháp lý này đã ra phán quyết rằng cuộc điều tra phải dừng lại vì tỷ lệ thành công thấp và "không phục vụ lợi ích công lý".
Tuy nhiên, chỉ 1 tuần sau khi Mỹ và Taliban ký thoả thuận hoà bình cho Afghanistan thì ICC lại đưa ra phán quyết đảo ngược phán quyết trước đó của các thẩm phán khi cho phép các công tố viên được tái điều tra về tội ác chiến tranh ở Afghanistan.
Chỉ trích Nga thao túng ICC: Mỹ đã thấm đòn hiểm của Putin!
Có một sự kiện đặc biệt diễn ra tại buổi họp báo công bố sắc lệnh của Tổng thống Trump, đó là việc Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr khẳng định ICC đã bị Nga thao túng, biến thành "công cụ chính trị", cho dù Nga đã rút khỏi ICC từ năm 2017.
Vì ông William Barr không cung cấp thông tin chi tiết và bằng chứng cụ thể nên việc cáo buộc Moscow thao túng ICC bị dư luận xem là hành động "cả vú lấp miệng em" của Washington.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, lời chỉ trích của người đứng đầu Cơ quan Công tố Mỹ không chỉ đơn giản là hành động "cả vú lấp miệng em" của Washington, mà đó thực ra là sự cảm nhận mối nguy hại từ nước cờ hiểm của Putin, khi rút Nga khỏi ICC.
Noi Nga thao tung ICC: My da tham don hiem cua Putin
ICC không để Mỹ yên ổn rời Afghanistan
Hẳn dư luận còn nhớ, ngày 16/11/2017, thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Nga đã cho biết nước này chính thức rút khỏi Quy chế Rome - Quy chế sáng lập Tòa án Hình sự Quốc tế, trong bối cảnh Moscow đã ký nhưng chưa phê chuẩn quy chế này.
Vì Nga chưa phê chuẩn Quy chế Rome nên nhiều nhìn nhận cho rằng việc Nga rút khỏi quy chế này chỉ mang tính biểu tượng. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng hành động của Moscow có ý nghĩa chính trị rất lớn với cả ICC và Mỹ-phương Tây.
Thứ nhất, việc Nga rút khỏi Quy chế Rome, mà theo Moscow thì ICC đã không đạt được kỳ vọng và ICC cũng không trở thành một định chế đại diện cho công lý quốc tế thực sự có tính độc lập, nên sẽ buộc định chế pháp lý này phải thay đổi.
Ngược dòng thời gian. Chiến dịch “diễn biến hoà bình” đã giúp Mỹ và đồng minh có thể dễ dàng can thiệp vào tình hình nội trị của bất cứ quốc gia thù địch nào. Kết quả là hàng loạt chính quyền ngã gục trước tác hiệu của “công cụ lật đổ" nguy hiểm này.
Với những chiến thắng dễ dàng “không tốn một đồng xu, không mất một viên đạn”, khiến Washington ngày càng gia tăng tỷ lệ nghịch giữa “củ cà rốt Mỹ” và “cây gậy của Washington” - cây gậy ngày một to, còn củ cà rốt ngày một nhỏ.
Trong thế giới đơn cực xoay quanh trục Mỹ, thực tế đó đã giúp cho sức mạnh Mỹ - uiy lực Mỹ có thể “đánh đông dẹp bắc”, củng cố vị thế thống soái của Mỹ trên bàn cờ chính trị toàn cầu.
Tuy nhiên, qua thời gian thì những "đồng minh mới, những đối tác cũ" nhận ra họ chỉ là "bị bông" cho sức mạnh của Mỹ-phương Tây, điều đó khiến cho vị thế và vai trò của Mỹ và đồng minh bị đe doạ.
Đặc biệt những lực lượng bị “diễn biến hoà bình” lật đổ ngày càng có cơ hội trở lại nắm giữ quyền lực, bởi người dân các nước nhận rõ sự thật phía sau “củ cà rốt” mà Mỹ-phương Tây trưng ra.
Trước mối nguy đó, yêu cầu cấp bách đặt ra với Washington và các đồng minh phải tìm được giải pháp có thể tận diệt “những thế lực thù địch” ấy và luật pháp hoá chính trị được xem là một giải pháp tuyệt với.
Bởi những thủ đoạn chính trị bỉ ổi có thể bị lên án, nhưng nếu nó được luật pháp hoá, trở thành những chứng cứ cho lập luận của cơ quan công tố và là cơ sở khép tội của cơ quan xét xử thì nó lại được "rửa sạch" ngay.
Đó được xem là nguyên nhân cho sự ra đời của Tòa án Hình sự Quốc tế và đó cũng là lý do ICC trở thành công cụ pháp lý chỉ áp dụng cho những thực thể có đối nghịch hay phản ứng tiêu cực với tỷ lệ nghịch giữa “cây gậy và củ cà rốt” của Mỹ.
Noi Nga thao tung ICC: My da tham don hiem cua Putin
Công tố viên Fatou Bensouda và ICC đã có những thay đổi rất lớn sau khi Nga rút khỏi Quy chế Rome
Việc Moscow kiên nhẫn bám đuổi quy chế Rome chứng tỏ Nga đã cố gắng tìm kiếm công lý ở Toà án Hình sự Quốc tế, song thực tế đã chứng minh ICC không phải là phiên bản của nó trong quy chế Rome, vì vậy Kremlin rút khỏi quy chế ấy.
Hành động của Nga chắc chắc có tác động mạnh tới ICC. Và quả thực là từ sau khi Nga rút khỏi Quy chế Rome thì ICC đã có nhiều thay đổi, thể hiện ngày một rõ hơn tính độc lập của mình, đặc biệt là Công tố viên Fatou Bensouda.
Điều đó thể hiện rõ nhất qua lời thừa nhận của chính Công tố viên trưởng ICC rằng: "Chúng ta đang mắc nợ các thế hệ tương lai, do đó tôi không từ bỏ ICC". Món nợ của ICC với hậu thế là tính độc lập của định chế này.
Thứ hai, hành động của Nga làm thay đổi ICC sẽ ngăn chặn một cách hữu hiệu nhất việc Mỹ-phương Tây lợi dụng chiêu trò luật pháp hóa chính trị để tạo những bàn cờ chính trị mới trên thế giới.
Toà án Hình sự Quốc tế được thành lập nhằm thực hiện truy tố và xét xử tội phạm quốc tế khi phạm phải bốn tội danh là : tội diệt chủng, tội ác chống lại loài người, tội ác chiến tranh và tội ác xâm lược.
Trong lịch sự nhân loại, Toà án Quốc tế xử tội ác chiến tranh, chống lại loài người chi được mở ra sau Thế chiến II, thực hiện việc xét xử những phần từ phạm tội ác trong cuộc chiến tranh đẫm máu này.
Sau khi việc xét xử hoàn tất thì toà án cũng chấm dứt sự tồn tại. Khi Toà án Hình sự Quốc tế ra đời và tồn tại không xác định thời gian, thì nó là công cụ cảnh báo nguy hại cho những thế lực ây tội ác mà sẽ được quốc tế hoá trong truy tố và xét xử.
Toán án xét xử tội ác trong Thế chiến II được thành lập sau khi những thế lực gây tội ác đã bị tước bỏ quyền lực, còn ICC tồn tại không thời hạn sẽ khiến nhiều thực thể đang nắm giữ quyền lực đối mặt nguy cơ bị tước bỏ quyền lực.
Họ sẽ bị bắt giữ, truy tố, xét xử nếu họ bị chứng minh phạm tội ác chiến tranh, chống lại loài người. Mà điều này thì rất dễ với tác giả của bộ đôi công cụ "cây gậy và củ cà rốt". Đây là điều hết sự nguy hại cho chủ quyền các quốc gia, lợi ích các dân tộc.
Khi ICC là công cụ phục vụ cho chiêu trò chính trị hoá pháp luật, đã có nhiều bàn cờ chính trị được vẽ ra, sắp đặt tại một quốc gia, một khu vực, thậm chí tại nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên toàn thế giới.
Khi Tổng thống Putin rút Nga khỏi Quy chế Rome, buộc ICC phải thay đổi, từ đó sẽ hạn chế tới mức thấp nhất việc ICC bị sử dụng can thiệp vào tình hình nội trị nhiều nước, tạo ra những bàn cờ mới theo ý đồ các tác giả của Quy chế Rome và ICC.
Noi Nga thao tung ICC: My da tham don hiem cua Putin
Tổng thống Putin đã khiến chính quyền Trump nổi đóa với công cụ ICC
Có lẽ việc Tòa án Hình sự Quốc tế khẳng định sắc lệnh của Tổng thống Trump chỉ là hành động dọa nạt và ép buộc, là "một nỗ lực can thiệp quy tắc pháp luật không thể chấp nhận được", là chứng mình rõ nhất cho sự chuyển mình của ICC.
Như vậy, việc Nga khỏi Quy chế Rome chỉ là hành động nhất thời nhưng đã gây ra những hậu quả chính trị rất lớn cho Mỹ-phương Tây. Vì thế không có gì ngạc nhiên khi Bộ trưởng Tư pháp Mỹ khẳng định ICC đã bị Nga biến thành "công cụ chính trị".
Và lời chỉ trích của người đứng đầu Cơ quan Công tố Mỹ William Barr rằng Nga đã thao túng Tòa án Hình sự Quốc tế chỉ là thể hiện nỗi cám cảnh của Washington trước tác hiệu từ nước cờ hiểm của Tổng thống Putin mà thôi. 
Ngọc Việt