Quá nhanh, quá nguy hiểm, "Bão Taliban" khiến Mỹ-NATO không kịp trở tay ở Afghanistan!

Với hàng ngàn lính Mỹ-NATO chết, hàng ngàn tỷ USD bị "đốt", Mỹ rút khỏi Afghanistan. Cuộc chiến ròng rã 20 năm của Mỹ - NATO kết thúc với thất bại hoàn toàn, đau đớn.
Trực thăng Mỹ sơ tán khẩn cấp công dân và binh sĩ khỏi Afghanistan.
Trước hết, chiến tranh, có 2 quy tắc mang tính chân lý mà chúng ta nên nhớ và lưu tâm sau đây:

Thứ nhất: Mở đầu cuộc chiến dễ dàng bao nhiêu thì kết thúc nó khó khăn bấy nhiêu.
Một cái cớ là Taiban chứa chấp trùm khủng bố Binladen – kẻ gây ra vụ tấn công ngày 11/9/2001 làm thiệt mạng hơn 3000 người Mỹ, nên Mỹ mở màn tấn công Afghanistan. Mở đầu cuộc chiến rất dễ dàng.
Cực kỳ khó khăn, tốn kém, với hàng ngàn lính Mỹ-NATO bị chết, hàng ngàn tỷ USD bị "đốt"…Mỹ tuyên bố rời khỏi Afganixtan tháng 6/2021. Cuộc chiến ròng rã 20 năm của Mỹ - NATO tại Afganixtan kết thúc với một kết quả thất bại thảm hại, không ai có thể chối cãi.

 
Thứ hai: Kết thúc chiến tranh đòi hỏi phải có tính nghệ thuật hay người ta nói "nghệ thuật kết thúc chiến tranh".
Thật ra, khi chiến tranh kết thúc thì có bên thắng bên thua là lẽ đương nhiên, có điều, ai là người đứng ra kết thúc chiến tranh và kết thúc nó như nào mới mang tính quyết định…
Mỹ-NATO mở đầu chiến tranh và cũng chính Mỹ tuyên bố kết thúc cuộc chiến đó, nhưng xem ra, Mỹ kết thúc mà không có tính nghệ thuật…
LẠI LẦN NỮA NGƯỜI MỸ PHẠM SAI LẦM TRONG KẾT THÚC CHIẾN TRANH! Tại cuộc chiến Afganixtan, cơn bão Taliban ập đến quá nhanh, quá nguy hiểm khiến Mỹ-NATO trở tay không kịp...
Lịch sử lặp lại
Lịch sử không phải là nhà giáo vì nó không dạy ai điều chi mà lịch sử là nhà quản giáo. Ai không học lịch sử là bị trừng phạt, thế thôi!
Không nói về xa xưa, lịch sử gần đây tại Ukraine về cuộc chiến vùng Donbass giữa quân đội Ukraine được Mỹ-NATO hỗ trợ với lực lượng dân quân Donbass được Nga hậu thuẫn, trong trận quyết chiến tại Debaltsevo với biệt danh "nồi hầm" Debaltsevo.

Quá nhanh, quá nguy hiểm, Bão Taliban khiến Mỹ-NATO không kịp trở tay ở Afghanistan! - Ảnh 2.
Cuộc chiến tại "nồi hầm" Debaltsevo ở Ukraine diễn ra vô cùng quyết liệt.
Không đơn giản mà trước khi nồi hầm Debaltsivo sập xuống thì Thủ tướng Đức và Tổng thống Pháp, 2 người đứng đầu khối châu Âu đã bay đi bay lại như thoi đến Matxcova để thương lượng với Putin "xin được ký" thỏa thuận Minsk-2.
Thỏa thuận Minsk-2 – một thỏa thuận mà chính quyền Ukraine lúc đó (và hiện sau này luôn phá hoại, không thực hiện) coi đó là thỏa thuận đầu hàng cay đắng, hay một "nhai cà vạt 2.0" mang tên Ukraine. Nhưng tại sao Tổng thống "diều hâu" Poroshenko phải đặt bút ký?

 
Đơn giản là, tại nồi hầm Debaltsevo, quân dân vùng Donbass đã bao vây chặt hơn 10 ngàn quân Ukraine mà trong đó có khoảng 2.200 lính NATO chính quy (25% số quân tại "nồi hầm") mà chưa tính đến lính đánh thuê (PMC).
Lính Ukraine, lính đánh thuê chết thì mặc xác, nhưng điều gì xảy ra nếu như 2.200 lính NATO chết hoặc bị bắt sống? Rõ ràng lúc đó cả thế giới đều biết NATO đã tham chiến tại Ukraine mà không thể chối cãi. Đây là điều không thể chịu đựng được với Đức, Pháp và NATO.
Tổng thống Ukraine Poroshenko phải ký, bởi chính Mỹ-NATO đã dựng lên chính quyền Poroshenko sau Maidan, để Nga mở đường cho binh lính NATO trong nồi hầm rời khỏi, tránh một vụ bê bối quốc tế thảm bại, nhục nhã của NATO.
Bây giờ, những tưởng lịch sử này sẽ rút ra một bài học đắt giá cho NATO, nhưng không ngờ nó lại xảy ra tại Afghanistan vào mấy ngày hôm nay sau khi Mỹ đã, đang tiến hành rút quân khỏi Afghanistan.
Chúng ta đang nói về một đội quân thánh chiến của 20-25 nghìn người, được trang bị khoảng 400 chiếc xe bọc thép bánh lốp, ít nhất hai trực thăng Mi-17, 12 pháo D-30 và một số xe tăng tiến về thủ đô Kabul.
Hỏa lực của quân Taliban nhằm mục tiêu chính sẽ là sân bay. Taliban phá hủy các đường băng cất, hạ cánh. Đồng thời, quân Taliban đánh chiếm và bịt tất cả các của khẩu của Afghanistan với xung quanh, lực lượng Taliban đã tạo ra những tình huống cực kỳ bi đát và nguy hiểm cho Mỹ-NATO.

Quá nhanh, quá nguy hiểm, Bão Taliban khiến Mỹ-NATO không kịp trở tay ở Afghanistan! - Ảnh 4.
Taliban đã chiếm phủ Tổng thống Afghanistan.
Thứ nhất, tạo ra một thảm họa nhân đạo cho người Mỹ khi những gia đình người Mỹ, những người thân Mỹ, phục vụ cho Mỹ người Afghanistan đang hoảng loạn khi Taliban đang tiến đến Kabul mà không kịp, không có đường chạy thoát.
Tình hình nhanh đến nỗi ngay cả các cơ quan Mỹ cũng phải đốt giấy tờ, tài liệu gấp gáp và Mỹ phải điều ngược 6.000 quân trở lại để bảo vệ cho cuộc "rút lui" nếu như không muốn nói là rút chạy…
Thứ hai, nói về hơn 5.000 quân NATO, không biết lý do gì lại chưa rút khỏi Afghanistan (quân số này có lẽ không bao gồm 6.000 quân Mỹ đang cấp tốc triển khai). Nếu quân Taliban sử dụng pháo tầm xa D-30 để không chế sân bay thì sẽ không thể có một "cầu hàng không" để 5.000 quân NATO rời khỏi Kabul.
Thế trận, tình thế lúc đó tại Afghanistan coi như Kabul bị quân Taliban biến thành một "nồi hầm". 5.000 quân NATO sẽ không có cửa để chống lại thành công và thực tế, 5.000 quân NATO này chỉ có thể chờ một "giải pháp chính trị" kiểu như cung cách của Minsk-2 ở Ukraine.
Và, dưới một áp lực mạnh mẽ như vậy, một thỏa thuận chính trị xảy ra, chính quyền Afganixtan đã đầu hàng, Tổng thống Ghani đã bỏ trốn, Kabul được giải phóng không có đổ máu, một chính phủ chuyển tiếp sẽ hình thành…
Mỹ không có nghệ thuật kết thúc chiến tranh!
Mỹ tuyên bố sẽ rút quân khỏi Afghanistan từ thời Tổng thống Trump và đến thời nhiệm kỳ Tổng thống Biden, ông triển khai thực hiện bằng tuyên bố sẽ rút hết quân Mỹ vào cuối tháng 8/2021. Đây được coi như là tuyên bố và hành động kết thúc chiến tranh của Mỹ.
Hoạt động quân sự trong chiến tranh ở tầm chiến dịch – chiến thuật, có 2 kiểu rút lui, rút lui chủ động là có kế hoạch chuẩn bị, có quy trình, thời gian, công tác bảo đảm hậu cần, kỹ thuật…để đưa lực lượng của mình đến vị trí mới an toàn.
Rút lui bị động, thực chất là tháo chạy là khi bị đối phương tấn công mạnh mà nếu ở lại, cố thủ, thì sẽ bị tiêu diệt toàn bộ. Tháo chạy thì chẳng có kế hoạch, chuẩn bị các công tác bảo đảm an toàn…
Ở tầm chiến lược, Mỹ tuyên bố và hành động rút lui khỏi cuộc chiến Afghanistan là hành động chủ động, không giống như ở Việt Nam bị đánh cho te tua phải tháo chạy, thế nhưng, Mỹ rút khỏi cuộc chiến ở đây chẳng khác gì tháo chạy…
Đầu tiên là phạm sai lầm về phán đoán tình thế...

Quá nhanh, quá nguy hiểm, Bão Taliban khiến Mỹ-NATO không kịp trở tay ở Afghanistan! - Ảnh 5.
Trực thăng Mỹ sơ tán khẩn cấp công dân và binh sĩ khỏi Afghanistan.
Cơ quan tình báo CIA Mỹ đáng giá là sau khi Mỹ rút quân vào cuối tháng 8, Kabul sẽ thất thủ trong thời gian từ 30 đến 90 ngày. Chính quyền Mỹ tin vậy nên nhởn nhơ "thu vén hậu chiến". Chẳng hạn, vụ Thổ Nhĩ Kỳ đề nghị Mỹ muốn lính của mình canh giữ sân bay Kabul…

 

Nhưng thực tế thì còn 15 ngày nữa Mỹ mới tới hạn chót rời khỏi Afghanistan nhưng toàn bộ chính quyền, quân đội mà Mỹ gây dựng 20 năm qua đã vỡ toang, thủ đô Kabul sụp đổ, Taliban đã chiếm phủ Tổng thống và tuyên bố chấm dứt chiến tranh… Một phán đoán sai lầm chết người về thời gian của CIA.
Thứ hai là Mỹ ngạo mạn, chủ quan không có kế hoạch rút lui…
Trước khi rút khỏi một cuộc chiến mà mình duy trì ở đó suốt 20 năm thì lực lượng quân sự phải rút sau cùng để "chặn hậu", ưu tiên bảo vệ cho thân nhân gia đình người Mỹ, những người làm việc cho Mỹ, vận chuyển hay hủy tài liệu, vũ khí để không rơi vào tay địch…
Trong khi đó, Mỹ tỏ ra vẻ kiêu hùng, Mỹ rút binh lính về trước nên khi quân Taliban bất ngờ áp sát thì không còn lính bảo vệ, dẫn đến một vụ khủng hoảng thảm họa nhân đạo sau khi lính Mỹ rút quân đã đang xảy ra.
Mỹ chủ động tuyên bố rút quân nhưng tổ chức, thực hiện hơn cả một cuộc tháo chạy. Vì, kết thúc chiến tranh là một nghệ thuật nhưng Mỹ chỉ giỏi và quen mở đầu chứ không quen kết thúc nên lãnh hậu quả là không tránh khỏi.
(Bài viết của Lê Ngọc Thống)