HIỆP ĐỊNH ĐÌNH CHIẾN VÀ KHU PHI QUÂN SỰ TRIỀU TIÊN - HÀN QUỐC

HIỆP ĐỊNH ĐÌNH CHIẾN VÀ KHU PHI QUÂN SỰ TRIỀU TIÊN - HÀN QUỐC
Ngày 19/9/1950, 270 000 quân chí nguyện TQ do Bành Đức Hoài làm tư lệnh đã vượt sông Áp Lục , qua 4 chiến dịch đã đẩy lui quân Mỹ, quân HQ và quân LHQ về vĩ tuyến 38. Ngày 30/6/1951 Mỹ đề nghị thương lượng ngừng bắn. Từ đây trở đi, hai bên vừa đánh vừa đàm. Ngày 27/7/1953, Hiệp định đình chiến được kí kết.
Hiệp định đình chiến và Khu phi quân sự Triều Tiên- Hàn Quốc
                              
 Nguyễn Ngọc Điệp
1/Vài nét lịch sử.
Trước chiến tranh Trung –Nhật (1894-1895) và trước chiến tranh Nga- Nhật (1904-1905), Triều Tiên (TT) vốn là một nước thống nhất. Sau này do sức mạnh vượt trội và lòng tham của đế chế Nhật Bản, TT đã bị sáp nhập vào Nhật từ năm 1910 cho đến tận thế chiến thứ 2.Ngày 6/8/1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật. Ngày 8/8/45 Liên Xô bắt đầu tấn công vào bán đảo TT. Như đã thỏa thuận với Mỹ, Liên Xô đồng ý lấy vĩ tuyến 38 làm đường phân giới tạm thời giữa 2 miền TT, cho nên quân đội Liên Xô dừng chân ở vĩ tuyến 38 và kiểm soát miền bắc TT, còn quân đội Mỹ thực hiện nhiệm vụ giải giáp quân Nhật và kiểm soát nửa phần phía nam TT. Tháng 12/45, hai nước thỏa thuận quản lí TT do ủy ban liên hợp Xô- Mỹ phụ trách, sau 4 năm TT sẽ độc lập có sự giám sát của quốc tế. Tại miền nam TT, ngày 15/8/1948 đã thành lập Chính phủ Đại Hàn Dân Quốc( sau đây gọi là Hàn Quốc-HQ) do Lý Thừa Vãn làm tổng thống. Tại miền bắc, ngày 9/9/1948 đã thành lập Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ( sau đây gọi là Triều Tiên) do Kim Nhật Thành làm thủ tướng. Năm 1949, quân đội 2 nước Liên Xô và Mỹ đã rút về nước. Cả Lý Thừa Vãn và Kim Nhật Thành đều muốn thống nhất đất nước theo thể chế chính trị của mình, nhưng do có sức mạnh áp đảo, Kim Nhật Thành đã nổ súng trước vào ngày 25/6/1950 mở đầu cho cuộc chiến tranh 3 năm tàn khốc. Chỉ trong 3 ngày, quân TT đã chiếm được Xơ- un . Với sự thuyết phục của Mỹ, Liên Hợp Quốc ( LHQ) đã thông qua nghị quyết tổ chức quân đội LHQ giúp HQ tác chiến. Với quân Mỹ làm chủ yếu, còn có quân đội của 15 nước tham gia như: Bỉ, Hà Lan, Columbia, Hy Lạp , Anh, Canada, Luxemboug, Nam Phi, Pháp, Thái Lan, Philippin, Thổ Nhĩ Kỳ, Úc..., tổng chỉ huy quân đội LHQ là tướng Mỹ Mc Arthur. Trong khi mới chỉ có quân Mỹ có mặt , chưa đầy 2 tháng quân đội TT đã tràn ngập phần lớn lãnh thổ HQ, và đã đẩy quân Mỹ- Hàn rút về cố thủ tại thành phố cảng Pusan ở phía đông trên vĩ tuyến 35. Ngày 15/9/50 ,quân đội Mỹ và quân đội LHQ, HQ đã đánh bật quân TT ra khỏi HQ, sau đó đã giải phóng Xơ –un, chiếm Bình Nhưỡng và ồ ạt tiến lên phía bắc, có đơn vị quân Mỹ đã tiến chỉ cách biên giới Trung –Triều 50 km. Trước tình hình TT lâm nguy, Mao Trạch Đông đã  quyết định tham chiến. Ngày 19/9/1950, 270 000 quân chí nguyện TQ do Bành Đức Hoài làm tư lệnh đã vượt sông Áp Lục , qua 4 chiến dịch đã đẩy lui quân Mỹ, quân HQ và quân LHQ về vĩ tuyến 38. Ngày 30/6/1951 Mỹ đề nghị thương lượng ngừng bắn. Từ đây trở đi, hai bên vừa đánh vừa đàm. Ngày 27/7/1953, Hiệp định đình chiến được kí kết.
2/ Hiệp định đình chiến Triều Tiên : Tên đầy đủ là “ Hiệp định đình chiến Triều Tiên giữa một bên gồm Tư lệnh tối cao quân đội nhân dân Triều Tiên, Tư lệnh chí nguyện quân nhân dân Trung Quốc và một bên là Tổng tư lệnh quân đội LHQ”, được kí ngày 27/7/1953 tại Bàn Môn Điếm (Pan mun chon). Hiệp định gồm lời nói đầu , 5 điều với 63 khoản, kèm theo “ Hiệp định bổ sung lâm thời về Hiệp định đình chiến” và “ Hiệp định về phạm vi và quyền hạn của Uỷ ban Hồi hương trung lập”. Nội dung của Hiệp định đình chiến gồm 4 vấn đề cơ bản sau đây:
  + Xác lập đường phân giới quân sự ( Military Demarcation Line- MDL) : chạy trên vĩ tuyến 38 bắc, theo vị trí mà quân đội  2 nước Xô- Mỹ đã vạch ra ( đường này ngày nay thực chất đã trở thành biên giới giữa hai nước TT và HQ). Hai bên rút quân đội ra khỏi đường phân giới quân sự 2 km về 2 phía để xây dựng một vùng đệm là “ Khu phi quân sự” nhằm ngăn chặn phát sinh những hành động đối địch.
+ Tư lệnh quân đội 2 bên ra lệnh và bảo đảm cho tất cả các lực lượng vũ trang của mình , 12 giờ sau khi kí hiệp định đình chiến phải đình chỉ tất cả mọi hành động đối địch; trong 72 giờ khi hiệp định có hiệu lực, tất cả mọi lực lượng quân sự  và trang bị phải rút khỏi Khu phi quân sự; Sau 10 ngày hiệp định có hiệu lực, các nước phải rút toàn bộ lực lượng quân sự , trang thiết bị ra khỏi vùng biển, hải đảo và hậu phương của các nước tại Triều Tiên ; đình chỉ tất cả nhân viên quân sự , máy bay tác chiến, xe bọc thép, vũ khí đạn dược từ nước ngoài tăng viện vào Triều Tiên; mỗi bên cử 5 sĩ quan cao cấp lập thành “ Uỷ ban Đình chiến quân sự” để giám sát việc thực thi hiệp định; các nước Ba Lan, Tiệp Khắc, Thụy Điển, Thụy Sỹ, mỗi nước cử ra một sĩ quan cao cấp lập ra “ Uỷ ban Giám sát trung lập” , phụ trách điều tra, giám sát,kiểm soát ở Khu phi quân sự và các cửa khẩu của các bên.
  + 60 ngày sau khi hiệp định có hiệu lực, hai bên phải thu dung tất cả tù binh muốn hồi hương, trao trả cho bên trước khi bị bắt, không có bất kì hành động cản trở nào; với những tù binh còn lại chưa trực tiếp hồi hương, giao cho “ Uỷ ban Hồi hương trung lập”, Uỷ ban này gồm Ba Lan, Tiệp Khắc, Thụy Điển , Thụy Sỹ, Ấn Độ thực thi.; 2 bên thành lập “ Uỷ ban Hồi hương tù binh chiến tranh”, “ Tiểu tổ Chữ thập đỏ liên hợp” , “ Uỷ ban Hồi hương dân thường” để phụ trách , hiệp đồng và có kế hoạch cụ thể về tất cả các vấn đề liên quan đến việc hồi hương của tù binh và dân thường.
 + Kiến nghị với Chính phủ của 2 bên TT : 3 tháng sau khi hiệp định có hiệu lực, hai bên triệu tập hội nghị chính trị cấp cao nhất , hiệp thương rút hết quân đội nước ngoài ra khỏi Triều Tiên và giải quyết vấn đề Triều Tiên bằng biện pháp hòa bình.
    Việc kí kết hiệp định đình chiến trên bán đảo Triều Tiên, đánh dấu thắng lợi to lớn của quân dân hai nước Trung- Triều và là  thất bại đau đớn của Mỹ. Nhưng điều này không có nghĩa là đã giải quyết hòa bình vấn đề TT, đây chỉ là hiệp định “ đình chiến”, tức là ngừng chiến tranh, chứ chưa phải là kết thúc chiến tranh, trên thực tế cho đến nay trên bán đảo Triều Tiên vẫn đang trong tình trạng chiến tranh. Hiệp định rõ ràng quy định hai bên TT phải triệu tập hội nghị chính trị hiệp thương giải quyết vấn đề Triều Tiên bằng biện pháp hòa bình, nhưng vì Mỹ phá hoại , cho nên đến nay hội nghị vẫn chưa được triệu tập. Mỹ và Hàn Quốc đã kí kết “ Hiệp ước phòng thủ chung” ngày 12/10/1953, Mỹ vẫn tiếp tục đóng quân trên lãnh thổ HQ . Hội nghị Giơnever năm 1954 về giải quyết hòa bình vấn đề Triều Tiên và khôi phục hòa bình ở Đông Dương đã yêu cầu rút hết quân đội nước ngoài ra khỏi TT, vì thiếu thiện chí nên Mỹ đã không làm như vậy, chỉ có TQ đã rút toàn bộ quân đội ra khỏi TT theo qui định của hiệp ước. Ngày 27/5/2009 , đại diện quân đội Triều Tiên tại Bàn Môn Điếm  đã tuyên bố : Hàn Quốc đã chính thức gia nhập “ Sáng kiến phòng ngừa phổ biến vũ khí hủy diệt” , đưa bán đảo TT vào tình trạng chiến tranh. Đáp lại, Triều Tiên đã chọn 3 biện pháp, trong đó có biện pháp là xét thấy Mỹ đã dung túng cho HQ gia nhập “ Sáng kiến phòng ngừa phổ biến vũ khí hủy diệt”, vi phạm “ Hiệp định đình chiến”, đánh mất trách nhiệm của một nước kí kết hiệp định, vì vậy TT cũng sẽ không chịu sự ràng buộc của Hiệp định đình chiến. Trong tình hình Hiệp định đình chiến mất hiệu lực, quân đội TT sẽ có những hành động đáp trả tương xứng. Điều này có nghĩa là : Triều Tiên đã chính thức tuyên bố rút ra khỏi “ Hiệp định đình chiến Triều Tiên” năm 1953.

Bành Đức Hoài đang ký vào hiệp định "Đình chiến"
3/ Khu Phi quân sự (Demilitarized Zone-DMZ)
Khu phi quân sự (KPQS) được xác lập khi Hiệp định đình chiến được kí kết ngày 27/7/1953, là vùng giới tuyến cấm các hoạt động quân sự trên bán đảo TT , vùng này trên thực tế coi như một chiến tuyến luôn sẵn sàng trong tình trạng chiến tranh. KPQS lấy đường phân giới quân sự -MDL làm đường chuẩn chính giữa, hai bên mỗi bên  rộng 2 km, toàn KPQS dài 248 km,  nằm cắt chéo vĩ tuyến 38
phía tây KPQS từ nam vĩ tuyến 38 chạy lên phía đông KPQS nằm phía bắc vĩ tuyến 38. Việc quản lí và giám sát KPQS do “Uỷ ban Đình chiến quân sự “ phụ trách. Trong KPQS , lính biên phòng của 2 bên có quyền tuần tra kiểm soát, nhưng không được vượt quá đường phân giới quân sự - MDL.
Trong KPQS có một khu vực đường kính 800 m quanh làng Bàn Môn Điếm ( nơi kí kết Hiệp định đình chiến năm 1953) , gọi là “Khu An ninh liên hợp-JSA”, khu này cách Xơ un 60 km, cách Bình Nhưỡng 215 km. Trong Khu An ninh liên hợp , có các trạm gác của quân đội LHQ, TT,HQ liền kề, đa số các công trình kiến trúc đều được xây dựng hai bên đường phân giới quân sự . Giám sát toàn bộ các hoạt động trong Khu An ninh liên hợp do “ Uỷ ban quân sự đình chiến trung lập” thực hiện.Trong Khu An ninh liên hợp có tòa nhà 4 tầng của Phái bộ quân sự TT, đối diện về phía HQ  cũng có tòa nhà 4 tầng của Phái bộ quân sự HQ, hai tòa nhà này được nối  bởi một ngôi nhà cấp 4 , hai phía có cửa thông sang nhà phái bộ 2 bên, tòa nhà cấp 4 này chính là “ Nhà họp liên Triều”, chính giữa “ Nhà họp liên Triều” có bàn đàm phán, điều thú vị là , đường phân giới quân sự - MDL chạy xuyên qua trung tâm của bàn đàm phán trong Nhà họp liên Triều. Từ năm 1953 đến nay, tất cả các cuộc đàm phán quân sự , các hội nghị về thống nhất liên Triều đều được tiến hành tại Nhà họp liên Triều này, điều này khiến các quan chức quân đội TT,HQ vẫn ngồi an tọa tại phần đất của mình, mà vẫn mặt đối mặt tiến hành đàm phán, trao đổi với bên kia và bắt tay nhau vào sáng thứ 6 hàng tuần. Trong Khu An ninh quân sự có 2 làng  có người ở là làng Đại Thành –HQ và làng Khí Tĩnh của TT. Làng Đại Thành cách Bàn Môn Điếm  0,6 km cách đường phân giới quân sự 350m , làng có 218 nhân khẩu . Chính phủ HQ kiểm soát làng này rất nghiêm ngặt, cư dân có cùng tổ tiên mới được cư trú, không được tùy ý thay đổi nơi ở, từ 11 giờ đêm không được đi lại , đổi lại cư dân ở đây không phải đóng thuế, được miễn quân dịch...tại làng này năm 2008, HQ xây một cột cờ cao 98,4m, quốc kì nặng 130 kg. Còn tại làng Khí Tĩnh của TT , năm 2009, Chính phủ TT cho xây cột cờ cao thứ nhì thế giới 160 m, quốc kì nặng 270 kg ( cột cờ cao nhất thế giới  162m ở Baku-Azerbaizan).
NNĐ

Theo: 
http://baike.baidu.com/view/461506.

Biên tập: Phạm Duy Trưởng