Tổng hợp một số tin thế giới đáng lưu ý

Mỹ nhập khẩu dầu của Nga tăng 43%


BỘ TRƯỞNG NĂNG LƯỢNG UAE: MUỐN DẦU KHÍ THÌ PHẢI NÓI CHUYỆN VỚI NGA

Ông Suhail Al Mazrouei, Bộ trưởng năng lượng UAE và là cựu Chủ tịch liên minh dầu mỏ OPEC+ nhấn mạnh việc không một quốc gia nào có thể thay thế được vị trí nhà cung năng lượng hàng đầu là Liên bang Nga.


"Ai có thể thay thế Nga lúc này? Tôi cho rằng không một nước nào có thể thay thế 10 triệu thùng dầu trong 1 năm, 2 năm, 3 năm, 4 năm và thậm chí là 10 năm. Đó là điều không tưởng", ông nhấn mạnh.
Khi đề cập đến các cuộc đàm phán của nhóm với các nhà nhập khẩu năng lượng, ông cho rằng: "Khi họ đàm phán với OPEC+, họ cần thảo luận với Nga".
Trong khi Mỹ, châu ÂU, Nhật Bản đang kêu gọi các quốc gia sản xuất dầu mỏ hành động nhiều hơn để giải quyết khó khăn về tình trạng dầu mỏ hiện tại, cũng như việc không dựa nhiều vào Nga để trừng phạt quốc gia này. Thì ông Al Mazrouei lại cho rằng chỉ có Nga mới giải quyết được những khó khăn đó.
"Chúng tôi nhất trí với mục tiêu của họ là cố gắng làm dịu thị trường và cân bằng thị trường. Nhưng bạn không thể làm điều đó bằng cách áp các lệnh trừng phạt đối với một loại hydrocarbon mà bạn không thể có nguồn thay thế, trừ phi bạn muốn giá tăng cao".

LỢI ÍCH... HỒN NƯỚC NÀO NƯỚC ĐÓ GIỮ
Ngày hôm nay 31-3 thời hạn chót việc Nga yêu cầu các đối tác thanh toán dầu khí thay đồng usd , eur ,bằng đồng rúp của Nga. Rất nhiều ngừoi nín thở xem động thái của 2 bên , ngay trong ngày hôm qua Nga đã đóng van kỹ thuật các đường ống dẫn khí tới các nước châu âu về 0 trước khi cho vận hành trở lại. Chiều tối hôm qua thì ngài thủ tướng Đức. Thủ tướng italia , trước đó là tổng thống Pháp đã gọi điện cho tổng thống Nga , và cái chủ đề cốt lõi vẫn là việc thanh toán tiền khí đốt. TT Nga vẫn giữ quan điểm là do lệnh cấm vận nên Nga bắt buộc phải yêu cầu thanh toán bằng đồng rúp . Các cuộc điện đàm của các lãnh đạo được cho là chủ chốt của châu âu cho ngài TT putin được cho là các nước này đã xuống thang trước Nga . Và để đáp lễ thì PUTIN cũng cho phép các nước trả tiền USD VÀ EUR qua ngân hàng của Gazprom của Nga ( rất lạ là ngân hàng duy nhất không bị cấm vận) sau đó Gazprom sẽ có trách nhiệm đổi ra đồng rup.
Ở một động thái khác thì theo thông báo của cơ quan năng lượng mỹ ( EIA) thì từ ngày 19-3 cho đến những ngày cuối tháng thì mỹ đã tăng cường nhập dầu khí từ phía nga tăng tới 43% so với trước. Mỗi ngày có tới 100.000 thùng dầu được mỹ nhập từ Nga.
"Theo một báo cáo mới của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) khối lượng dầu Mỹ nhập khẩu của Nga tăng 43% từ ngày 19 đến 25.3 so với tuần trước đó. Dữ liệu cho thấy Mỹ nhập khẩu khoảng 100.000 thùng dầu thô của Nga mỗi ngày.
Việc nhập khẩu dầu từ Nga đã bị đình chỉ trong tuần từ ngày 19 đến 25.2. Tuy nhiên, vào đầu tháng 3, nguồn cung dầu hàng tuần của Nga cho Mỹ đã đạt giá trị tối đa vào năm 2022, lên tới 148.000 thùng/ngày.
Sự gia tăng diễn ra bất chấp việc Tổng thống Mỹ Joe Biden ký lệnh hành pháp vào ngày 8.3 cấm nhập khẩu dầu từ Nga và đầu tư mới vào lĩnh vực năng lượng của Nga.

Bộ Tài chính Mỹ đưa ra thời hạn hoàn thành các giao dịch nhập khẩu dầu, các sản phẩm dầu, LNG và than từ Nga vào nước này trước ngày 22.4."

NƯỚC MỸ HIỆN TẠI NHƯ CÁC QUỐC GIA THUỘC THẾ GIỚI THỨ BA

 THẾ GIỚI THỨ BAĐó là câu nói của ông Chum, ví Mỹ như nước thuộc thế giới thứ ba khi các cửa hàng thiếu hàng hóa trong bối cảnh chuỗi cung ứng thiếu hụt dưới thời Tổng thống Biden.
"Những điều này, chúng ta đáng lẽ không bao giờ nên nói tới, nhưng tôi sẽ đưa cho bạn ví dụ, đó là chuỗi cung ứng. Khi bạn tới một cửa hàng, bạn không mua được bánh mỳ. Điều này giống các quốc gia trong thế giới thứ ba vậy. Họ không có nhiều mặt hàng", cựu tổng thống Chum chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với Real America's Voice tối 29/3.
Thế giới thứ ba là thuật ngữ được dùng để chỉ các nước đang phát triển mà hầu hết người dân có mức sống thấp, nghèo khó.
Chum cho biết ngay cả bản thân ông khi muốn đặt một số mặt hàng, như đồ nội thất, cũng được thông báo phải mất tới 9 tháng mới nhận được hàng. "Trong khi ngày trước có thể nhận hàng ngay trong ngày", ông nói.
Cựu tổng thống Mỹ cho rằng chuỗi cung ứng giờ đây như thể không hoạt động và cáo buộc hệ thống này "bị phá hủy hoàn toàn" dưới thời người kế nhiệm Joe Biden.
Tổng thống Mỹ Biden đầu tuần này đưa ra kế hoạch ngân sách trị giá 5,8 nghìn tỷ USD cho năm tài khóa 2023, phân bổ hàng trăm triệu USD để giải quyết các vấn đề về chuỗi cung ứng.
Đại dịch Covid-19 đã tác động đến dòng chảy hàng hóa và cuộc xung đột Nga - Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt cũng khiến các nhà kinh tế lo ngại sẽ khiến lượng hàng dự trữ ngày một thiếu hụt./.

Theo Real America's Voice

MỸ, NATO BẤM NHẦM NÚT: VINH QUANG CHO PUTIN
Không thể phủ nhận tài năng và tầm vóc của V. Putin trong vai trò là Tổng thống Nga- "Kẻ" đã vực dậy nước Nga từ "người" ăn mày phương Tây lên vị trí cường quốc của thế giới.
Tuy nhiên chính Mỹ và phương Tây đã nâng tầm V. Putin lên vị thế ngày hôm nay bởi những đòn hạ đẳng trừng phạt kinh tế và các vấn đề liên quan như văn hóa, thể thao, tài sản cá nhân ...
Những đòn trừng phạt này đã làm cho người dân Nga chuyển sang ủng hộ các tư tưởng yêu nước, tư tưởng tự tôn dân tộc, quay lưng lại với tư tưởng tự do và nó nhỡ tay bật luôn chế độ "người Nga không đầu hàng" ở nước Nga. Trước đây Putin đơn giản chỉ là Tổng thống và có thể thay thế, nhưng hiện tại Putin đã trở thành lãnh tụ của nước Nga và người dân Nga không cho phép thay thế ông.
Trên thực tế trong 1 cuộc thăm dò gần nhất tỷ lệ người dân trong nước Nga ủng hộ V. Putin là 80%, cao hơn cả khi chưa xảy ra cuộc chiến với Ukraine (76% khi bầu cử năm 2018).
Trong khi đó tổng thống Mỹ J. Biden, người luôn "lo lắng" cho Putin sẽ mất đi sự ủng hộ của người dân lại có tỷ lệ dưới 40% dân chúng Mỹ ủng hộ, thấp nhất từ khi trúng cử. Thật là trớ trêu!
Tóm lại trong những cái ván cờ lớn này loanh quanh vẫn chỉ là mấy ông lớn đánh . Thật giả , đúng sai, không biết đâu mà lần , chúng ta lại phải chờ xem các cái thế cờ 2 bên sẽ thay đổi thế nào sau các bước đi của họ.