ĐÀM KHÍ (NGỘ ÂN) - KIỀU PHÙ (BẢO GIÁM)
- SUNday - 13/07/2014 21:13
- |Close page
ĐÀM KHÍ (NGỘ ÂN) (1020 - 1088) Người đất Tư Lý, hương Kim Bài (1) vốn học Nho nhưng lại giỏi chữ Phạn. Năm 19 tuổi chuyển sang tu Phật. Đứng trong thế hệ thứ 8, dòng Thiền Quan Bích. Mất ngày 14 tháng 6 năm Mậu Thìn, niên hiệu Quảng Hựu thứ 4 (tức 5–VII - 1088). Tác phẩm: Hiện còn 1bài kệ. KIỀU PHÙ (BẢO GIÁM) (? - 1173) Người hương Trung Thụy, thuộc huyện Đan Phượng, Hà Nội ngày nay, chưa rõ năm sinh. Đời vua Lý Anh Tông (1137- 1175), làm quan ở Kinh đô đến chức Hậu xá nhân. Vì hâm mộ đạo Phật mà năm 30 tuổi bỏ quan, đến tu ở chùa Bảo Phúc, hương Đa Vân, quận Mỹ Lăng (?), thuộc thế hệ thứ 9, dòng Thiền Quan Bích. Mất ngày 7 tháng Năm, năm Quý Tỵ, niên hiệu Chính Long Bảo Ứng thứ 11. Tác phẩm: Hiện còn 1 bài kệ.
ĐÀM KHÍ (NGỘ ÂN)
Nguyên tác:
THỊ TỊCH
Diệu tính hư vô bất khả phan,
Hư vô tâm ngộ đắc hà nan.
Ngọc phần sơn thượng sắc thường nhuận,
Liên phát lô trung thấp vị can.
Dịch nghĩa:
DẶN LẠI TRƯỚC KHI MẤT (2)
Cái thể tính thần diệu hư vô, khó lòng vin tới,
Nhưng tâm hư vô thì hiểu được (diệu tính) cũng
chẳng khó gì,
Giống như ngọc bị thiêu trên núi, mầu sắc vẫn tươi
nhuần mãi mãi,
(Và cũng giống như) hoa sen nở trong lò lửa
mà vẫn ướt, chưa hề khô.
Dịch thơ:
Hư vô tính diệu khó vin nơi,
Riêng bụng hư vô hiểu được thôi.
Trên núi ngọc thiêu, mầu vẫn nhuận,
Trong lò sen nở, sắc thường tươi.
[1]. Kim Bài nay có thể thuộc huyện Thanh Oai - Hà Nội (theo khảo sát của Thiền sư
Lê Mạnh Thát).
2. Đầu đề do Lê Quý Đôn thêm.
KIỀU PHÙ (BẢO GIÁM)
Nguyên tác:
CẢM HOÀI
I
Đắc thành chính giác hãn bằng tu,
Chỉ vị lao lung trí tuệ ưu.
Nhận đắc ma ni huyền diệu lý,
Chính như thiên thượng hiển kim ô.
II
Trí giả do như nguyệt chiếu thiên,
Quang hàm trần sát chiếu vô thiên.
Nhược nhân yếu thức vô phân biệt,
Lĩnh thượng phù sơ tỏa mộ yên.
Dịch nghĩa:
CẢM HOÀI (1)
I
Thành được chính giác, ít khi dựa vào tu hành,
Vì tu hành chỉ là giam cầm cái ưu việt của trí tuệ.
(Chỉ cần) nhìn thấy đạo lý huyền diệu của hòn ngọc ma ni,
Thì đúng như mặt trời (2) rực rỡ trên không.
II
Trí tuệ như trăng soi giữa trời,
Ánh sáng bao phủ trần gian, soi rọi không lệch bên nào.
Nếu người ta muốn nhận thức nó thì chớ nên phân biệt,
(Vì nó cũng chính là) cây cỏ sum suê trên ngọn núi
phủ khói chiều.
Dịch thơ:
I
Mấy ai thành Phật ở tu hành
Chỉ trói cùm thêm trí óc mình.
Thấu lẽ huyền vi trong ngọc sáng,
Là vầng dương hiện giữa trời xanh.
Nguyễn Đổng Chi
(Thơ văn Lý – Trần, Tập I)
II
Trí tuệ như trăng chiếu giữa trời,
Sáng trùm trần thế, chẳng riêng ai.
Ví người hiểu lẽ không phân biệt,
Núi phủ mây chiều, cây cỏ tươi.
Đào Phương Bình
(Thơ văn Lý- Trần, Tập I)
[1] Đầu đề do Lê Quý Đôn thêm
2 Mặt trời: Nguyên văn là Kim ô, nghĩa là ác vàng, quạ vàng. Trong sách Hoài Nam Tử, điển này chỉ Mặt trời
Nguyên tác:
THỊ TỊCH
Diệu tính hư vô bất khả phan,
Hư vô tâm ngộ đắc hà nan.
Ngọc phần sơn thượng sắc thường nhuận,
Liên phát lô trung thấp vị can.
Dịch nghĩa:
DẶN LẠI TRƯỚC KHI MẤT (2)
Cái thể tính thần diệu hư vô, khó lòng vin tới,
Nhưng tâm hư vô thì hiểu được (diệu tính) cũng
chẳng khó gì,
Giống như ngọc bị thiêu trên núi, mầu sắc vẫn tươi
nhuần mãi mãi,
(Và cũng giống như) hoa sen nở trong lò lửa
mà vẫn ướt, chưa hề khô.
Dịch thơ:
Hư vô tính diệu khó vin nơi,
Riêng bụng hư vô hiểu được thôi.
Trên núi ngọc thiêu, mầu vẫn nhuận,
Trong lò sen nở, sắc thường tươi.
[1]. Kim Bài nay có thể thuộc huyện Thanh Oai - Hà Nội (theo khảo sát của Thiền sư
Lê Mạnh Thát).
2. Đầu đề do Lê Quý Đôn thêm.
KIỀU PHÙ (BẢO GIÁM)
Nguyên tác:
CẢM HOÀI
I
Đắc thành chính giác hãn bằng tu,
Chỉ vị lao lung trí tuệ ưu.
Nhận đắc ma ni huyền diệu lý,
Chính như thiên thượng hiển kim ô.
II
Trí giả do như nguyệt chiếu thiên,
Quang hàm trần sát chiếu vô thiên.
Nhược nhân yếu thức vô phân biệt,
Lĩnh thượng phù sơ tỏa mộ yên.
Dịch nghĩa:
CẢM HOÀI (1)
I
Thành được chính giác, ít khi dựa vào tu hành,
Vì tu hành chỉ là giam cầm cái ưu việt của trí tuệ.
(Chỉ cần) nhìn thấy đạo lý huyền diệu của hòn ngọc ma ni,
Thì đúng như mặt trời (2) rực rỡ trên không.
II
Trí tuệ như trăng soi giữa trời,
Ánh sáng bao phủ trần gian, soi rọi không lệch bên nào.
Nếu người ta muốn nhận thức nó thì chớ nên phân biệt,
(Vì nó cũng chính là) cây cỏ sum suê trên ngọn núi
phủ khói chiều.
Dịch thơ:
I
Mấy ai thành Phật ở tu hành
Chỉ trói cùm thêm trí óc mình.
Thấu lẽ huyền vi trong ngọc sáng,
Là vầng dương hiện giữa trời xanh.
Nguyễn Đổng Chi
(Thơ văn Lý – Trần, Tập I)
II
Trí tuệ như trăng chiếu giữa trời,
Sáng trùm trần thế, chẳng riêng ai.
Ví người hiểu lẽ không phân biệt,
Núi phủ mây chiều, cây cỏ tươi.
Đào Phương Bình
(Thơ văn Lý- Trần, Tập I)
[1] Đầu đề do Lê Quý Đôn thêm
2 Mặt trời: Nguyên văn là Kim ô, nghĩa là ác vàng, quạ vàng. Trong sách Hoài Nam Tử, điển này chỉ Mặt trời
Đăng lại vui lòng ghi rõ nguồn: vannghexudoai.net