Home » Tin tức » Đàm luận

Thổ Nhĩ Kỳ nhẫn đã đến giới hạn -Đánh…nhưng, chờ NATO

SATurday - 29/02/2020 04:36
(Bình luận quân sự) - Đe dọa Nga bằng ưu thế quân sự, bằng bất khả xâm phạm như Mỹ còn không làm Nga nhúc nhích thì phồng mang trợn mắt...

Vào đêm ngày 28 tháng 2 năm 2020, Cuộc không kích ở tỉnh Idlib của không quân Syria đã đánh vào một đơn vị của lữ đoàn cơ giới thứ 65 của Lực lượng Vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ gồm 130 người. Sau cuộc tấn công, một đơn vị khác đã đến trợ giúp họ, nhưng đã bị hàng không cắt đứt. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã chịu tổn thất nghiêm trọng tại tỉnh Idlib của Syria - theo số liệu chính thức, khoảng 36 binh sĩ đã thiệt mạng (truyền thông Mỹ đưa tin hơn 50).

Một cuộc họp khẩn cấp của chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ do Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan chủ trì về tình hình ở Idlib kéo dài hơn sáu giờ, có sự tham dự của Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu, Bộ trưởng Quốc phòng Hulusi Akar, Giám đốc Tình báo Quốc gia Hakan Fidin và Tổng tham mưu trưởng Yashar Guler.

Liên quan đến vụ này, Cố vấn của Erdogan, ông Mesut Hakki tuyên bố trên kênh truyền hình A Haber: “Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng chiến đấu với Nga thêm lần nữa dù đã có 16 lần…”

Phát ngôn viên của Đảng Công lý và Phát triển (AKP) do Tổng thống Erdogan lãnh đạo, ông Omer Chelik tuyên bố trên kênh TRT:

 “Sau cuộc tấn công này, tất cả các đối tượng của chế độ Assad là kẻ thù với Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng tôi xem vụ việc này là một cuộc tấn công chế độ vào cộng đồng quốc tế. Sáng mai chúng tôi sẽ khởi động quá trình tham vấn với NATO. Cuộc tấn công vào Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một cuộc tấn công vào NATO. NATO phải hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng tôi hy vọng rằng một số bước nhất định sẽ được thực hiện để tạo vùng cấm bay ở Idlib.

Nếu Nga can thiệp vào hoạt động của Lực lượng Vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ, việc vượt qua Bosphorus và sử dụng không phận Thổ Nhĩ Kỳ có thể bị hạn chế hoặc chấm dứt hoàn toàn…”

Giám đốc Truyền thông của Tổng thống Erdogan, ông Fahrettin Altun cho biết trên truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 28 tháng 2, rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ yêu cầu một cuộc họp tư vấn của NATO liên quan đến một cuộc tấn công vào quân đội của họ ở tỉnh Idlib của Syria. 

Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đã rào lại tòa nhà của Tổng lãnh sự quán Nga tại Istanbul và. Thổ Nhĩ Kỳ đã giới thiệu thiết quân luật…

Trong khi đó tại Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bay từ Sochi về Đại bản doanh Kremlin.

Cuộc chiến tranh Nga – Thổ lần thứ 17 (người Nga tổng hợp là 13) có vẻ như sắp bắt đầu diễn ra tại chiến trường Idlib – Syria…với một quyết định cuối cùng từ NATO. Có nghĩa là NATO phải kích hoạt điều 5 NATO trước hết bằng việc thiết lập vùng cấm bay trên vùng trời Idlib. Đây là yêu cầu và là vấn đề cốt lõi.

NATO, nhưng ai quyết định?

Điều 5 của NATO chỉ được kích hoạt khi chỉ khi một thành viên nào đó của NATO bị tấn công xâm lược, bị khủng bố tấn công. Còn một thành viên nào đó đi xâm lược nước khác vì lợi ích cá nhân, bất chấp lợi ích của khối, bị người ta đánh cho tơi bời như Thổ Nhĩ Kỳ thì không thuộc điều kiện “cần và đủ” để điều 5 NATO kích hoạt.

Hơn nữa, đối tượng mà Thổ Nhĩ Kỳ muốn chơi là Nga, thì…ngay Anh quốc, khi chính thức tố cáo “Nga tấn công nước Anh bằng vũ khí hóa học”, hoàn toàn đủ điều kiện “cần và đủ” để kích hoạt điều 5 NATO, thế nhưng NATO và Chỉ huy tối cao của NATO là Mỹ cũng không dại gây chiến tranh với Nga.

Huống chi, Thổ Nhĩ Kỳ không có vị thế như nước Anh, lại mâu thuẫn với NATO và có tranh chấp, xung đột với thành viên NATO như Hy Lạp. Thổ Nhĩ Kỳ đã từng kêu gọi NATO che chở khi dại dột bắn hạ Su-24 Nga nhưng NATO đã lạnh lùng nói không khiến Erdogan phải xin lỗi Nga. Bây giờ, lại yêu cầu NATO thiết lập một vùng cấm bay ở Idlib…chẳng khác nào yêu cầu NATO tấn công Nga vì Thổ Nhĩ Kỳ.

Thổ Nhĩ Kỳ một cầu nối Á-Âu, có quân đội đông thứ 2 trong NATO nhưng EU không kết nạp…là có lý do của nó.

Thiết lập một vùng cấm bay trên không phận Idlib là một nhiệm vụ mang tính thành bại của cuộc chiến Syria và Idlib nói riêng. Do đó, đúng như yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ, nếu NATO thiết lập được vùng cấm bay trên Idlib thì…xin lỗi, NATO đã thiết lập từ lâu rồi, từ năm 2015, thời chính quyền Obama cơ.

Vấn đề là nói thì dễ, nhưng làm thì khó, dù Mỹ-NATO đã từng rất muốn. Ngay khi Nga mới chân ướt chân ráo đến Syria, Mỹ-NATO đã không thể làm, thì nay, điều đó lại càng vô vọng. Tại sao? Đơn giản là Mỹ-NATO không muốn chiến tranh với Nga, bởi chiến tranh với Nga thì Putin đã nói rồi, “Mỹ-NATO chết không kịp trăng trối, còn Nga sẽ lên thiên đàng”.

Chỉ huy tối cao của NATO là Mỹ, do đó Mỹ ra lệnh chứ không phải Thổ Nhĩ Kỳ ra lệnh. Có thể NATO cho Thổ Nhĩ Kỳ một vài quả MANPAD…để Thổ Nhĩ Kỳ đối đầu với Nga, nhưng để Mỹ-NATO đối đầu trực tiếp với Nga thì rất khó.

Thổ Nhĩ Kỳ có gì để đánh Nga lần thứ 17 tại Syria?

Sau cuộc đảo chính thất bại năm 2016, hơn 2500 sĩ quan đã bị trục xuất khỏi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vì lý do chính trị. Trong số 600 phi công được đào tạo tốt, chỉ còn ít hơn 300 người. Hơn 38% tướng đào tạo bài bản (100/235), hơn 500 đại tá đã bị cách chức. Mọi người được bổ nhiệm ở vị trí của họ, lợi thế chính là lòng trung thành với Erdogan.

Việc thanh trừng triệt để và làm mất tinh thần và khả năng chiến đấu nghiêm trọng, điều này được thể hiện rõ ràng bởi Chiến dịch Shield of the Euphrates, dẫn đến tổn thất cao một cách vô lý dù rằng nó không được tiến hành chống lại quân đội chính quy, mà chỉ là các đơn vị người Kurd đảng phái không có vũ khí hạng nặng trong một địa hình thuận lợi…

Chiến dịch nhỏ này đã kéo dài 216 ngày và khiến 70 người Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng và hơn 400 người bị thương, hơn 500 người thuộc các nhóm thân Thổ Nhĩ Kỳ tham gia bị chết. 

Trong hơn 100 năm, người Thổ Nhĩ Kỳ đã không chiến đấu chống lại một kẻ thù nghiêm trọng nào, Thổ Nhĩ Kỳ chủ yếu chống lại những người, đảng phái có vũ khí hạng nhẹ, mà mình vượt trội hơn nhiều lần về vũ khí, về ưu thế tác chiến. Do đó, chỉ riêng đối đầu với quân đội Syria họ sẽ gặp vô vàn khó khăn.

So sánh lực lượng trên chiến trường ta thấy, Thổ Nhĩ Kỳ đông nhưng không mạnh, trang bị lạc hậu, tinh thần chiến đấu thấp, kinh nghiệm thiếu, không có đồng minhy, bạn bè. Trong khi Nga-Syria và Iran quân số cũng không ít hơn, vũ khí trang bị tiên tiến hiện đại gấp nhiều lần, có kinh nghiệm chiến đâu, có chính nghĩa, có ưu thế tuyệt đối về không quân – yếu tố quyết định thành bại cuộc chiến.

Vì vậy, bỏ qua các điều kiện về chính trị, kinh tế rất không thuận lợi và dù cho Tổng thống Erdogan hung hăng, quyết liệt đến bao nhiêu nhưng khi mà vùng trời Idlib Nga đang thống trị tuyệt đối thì ngoại trừ điên loạn, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không bao giờ thách thức, tấn công Nga, Syria tại Idlib.

Giờ đây, Erdogan như đang cưỡi trên lưng hổ, ngoại trừ Erdogan và Putin đã có một thỏa thuận để che mắt thiên hạ, còn không, nếu Erdogan muốn xuống an toàn thì phải có gì đó để Putin tạo điều kiện cho xuống.

Sẽ không có bi kịch cho Nga, bởi vì Nga sẽ vẫn sống tốt dù không có Thổ Nhĩ Kỳ.

Lê Ngọc Thống

Total notes of this article: 0 in 0 rating
Click on stars to rate this article
Comment addYour comments
Anti-spam codeRefresh

Newer articles

Older articles

 

LỜI NGỎ

Website đang trong quá trình thử nghiệm, điều hành phi lợi nhuận bởi các tình nguyện viên. Mọi ý kiến đóng góp của quý vị xin gửi về: vannghesontay@gmail.com; hoặc gọi theo số: 0904930188 

Quảng cáo2
Cá cảnh