Home » Tin tức » Nghiên cứu, trao đổi

BÀI VĂN BIA GHI VIỆC TẠC TƯỢNG TAM GIÁO, CHÙA CAO DƯƠNG CỦA TRÌNH QUỐC CÔNG

WEDnesday - 12/08/2015 13:25
Trình Quốc Công là tên tước của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) một nhà nho kiệt xuất ở nước ta vào thế kỷ XVI. Trứ tác của ông nhiều; tác phẩm hiện biết phần lớn do đời sau sưu tập lại. Bài văn bia ghi việc tạo tượng Tam giáo chùa Cao Dương được viết vào những năm cuối đời ông và khắc lên bia đá lưu truyền đến ngày nay.
Tượng Danh nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tượng Danh nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm

Bia dựng sát hậu cung chùa Cao Dương thuộc xã Cao Dương, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình(1), cách quê Trạng Trình không xa. Bia dẹt, cao 100cm, ngang 65cm. Trán bia là hình bán nguyệt, ở trung tâm chạm mặt nguyệt to tròn, có nhiều tua mây. Hai bên là hai hình rồng chầu, thân ngắn, đuôi mập. Giữa trán bia và thân bia là một đường viền, trên khắc tên bia: “Tam giáo tượng minh bi” và đôi rồng đối xứng nhiều khúc. Hình rồng này bắt gặp nhiều trên đồ gốm thời Mạc, tiếp nối truyền thống thời Lý - Trần - Lê sơ. Dưới nữa là một đường viền nhỏ trang trí những cánh sen nối tiếp nhau. Hai đường diềm hai bên chạm hoa dây uốn lượn đều đặn. Điểm vào các khoang uốn khúc đã là những móc câu xoắn ngược chiều nhau. Đường diềm chân bia trang trí hoa sen. Kỹ thuật chạm khắc, chủ đạo là khắc chạm, thường thấy trên bia thời Mạc. Nét khắc mềm mại, tinh tế, thợ khắc là nhóm thợ dân gian thuộc huyện Vĩnh Lại: Phạm Mô, Đỗ Đình Viện và Nguyễn Tăng Vinh.
Bài văn bia được viết bằng chữ Hán. Chữ khắc chân phương, nét khắc mảnh phóng khoáng. Có đôi chữ bị mờ, song vẫn có thể khôi phục được. Bia gồm 26 dòng, dòng nhiều chữ nhất là 36 chữ, cả thảy là 570 chữ. Bài văn bia có mấy điểm đáng chú ý:
1. Về thời xuất hiện: Lạc khoản cho biết văn bia được viết và khắc vào năm đầu niên hiệu Diên Thành (1578 - 1585) thời chúa Mạc Mậu Hợp (1562 -1592). Văn bia dùng từ “sơ niên”, có nghĩa là năm đầu, thay cho từ “nguyên niên” thường được dùng. Từ “sơ niên” này cũng chỉ được dùng ở một số niên hiệu thời Mạc từ Quảng Hòa đến Hồng Ninh (1541 - 1591). Số khác vẫn dùng từ “nguyên niên”. Có trường hợp, chữ “nguyên” đã được viết bớt nét đầu và thêm ba dấu nháy ở trên như bia chùa Nả, thôn Vĩnh Phệ, xã Chu Minh, huyện Ba Vỡ, ngoại thành Hà Nội. Có lẽ đây là một trường hợp kỵ húy dưới triều Mạc.
2. Về người viết văn bia, Trình Quốc Công Nguyễn Bỉnh Khiêm: Văn bia ghi “ất Mùi khoa Tiến sĩ cập đệ”. Tiến sĩ cập đệ chỉ học vị Tiến sĩ đệ nhất giáp gồm đệ nhất danh (Trạng nguyên), đệ nhị danh (bảng nhãn), đệ tam danh (thám hoa). Khoa ất Mùi thời Mạc Đại Chính (1535) Nguyễn Bỉnh Khiêm đỗ Tiến sĩ cập đệ, đệ nhất giáp, đệ nhất danh tức Trạng nguyên, sau được phong Trình Quốc Công nên thường gọi Trạng Trình. Đỗ dưới ông còn hai vị Bảng Nhãn (Bùi Doãn Dốc), Thám hoa (Nguyễn Thừa Hưu). ở đây vì khiêm nhường hay vì lẽ nào khác, ông chỉ ghi Tiến sĩ “cập đệ” .
Văn bia viết năm 1578, lúc ông đã 87 tuổi, 7 năm trước khi mất. Đúng là bài văn bia khắc trên đá hiếm thấy của vị trạng nguyên nổi tiếng. Ngoài bài này, hiện nay chúng ta chỉ biết có bài nữa của ông là Trung Tân quán bi minh trên tấm bia Trung Tân ở quê ông tại làng Trung An huyện Vĩnh Lại nay thuộc huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng. Tấm bia này nay không cần, chỉ được biết quaHoàng Việt Văn tuyển do Bùi Huy Bích chép lại vào cuối thế kỷ XVIII.
3. Về nội dung văn bia: Bài văn bia ghi việc dựng tượng ở ngôi chùa Tam giáo (Nho, Phật, Lão) lưu hành ở nước ta từ lâu đời. Sử ký chép năm 1195 dưới triều Lý đã tổ chức kỳ thi Tam giáo(2) để chọn người ra làm việc. Trong dân gian, ba đạo trên thường được thờ phụng riêng biệt. Đạo Phật có chùa, đạo Lão có quán hay cung; Đạo Nho có văn miếu, văn từ, văn chỉ… Thông thường trong các chùa thờ Phật, có thêm điện hay am để thờ phụng về đạo giáo. Nhưng chùa thờ cả Tam giáo thường ít thấy. Cũng ở thời Mạc vào những năm cuối thế kỷ XVI dựng một ngôi chùa lấy tên là Tam giáo (Tam giáo tự) thuộc xã Đại Phụng, huyện Đan Phượng, ngoại thành Hà Nội(3). Bài văn bia chùa này cho biết: “chùa mang tên Tam giáo chưa từng gặp” (Sáng tự dĩ Tam giáo danh giả vị hữu giã). Như vậy chùa Tam giáo đã hiếm, văn bia của chùa Tam giáo lại càng hiếm. Có lẽ đây là một trong hai bài văn bia duy nhất hiện biết viết về chùa Tam Giáo. ở mấy dòng đầu, thấy nói chùa có từ những năm Thuận Thiên. Không rõ niên hiệu Thuận Thiên của Lý Thái Tổ là (1010 - 1028) hay của Lê Thái Tổ (1428 - 1433); và cũng không nói rõ chùa này từ ngày mới lập đã là chùa Tam Giáo chưa? Dù sao ta cũng có thể khẳng định ít nhất năm 1578 đã có chùa Tam giáo.
Văn bia cho thấy ngoài ba tượng Tam giáo, đức tượng ba vị tổ của Tam giáo (Thích Ca, Khổng Khâu, Lão Đam), đồng thời còn đúc thêm tượng Diệu Thiện. Đây là Diệu Thiện công chúa mà dân gian thường tôn xưng là Quan Thế Âm Bồ tát. Vị Bồ tát này cùng với Bồ Tát Phổ Hiền đứng hai bên Phật A di đà, vị Phật tiếp dẫn chúng sinh về thế giới cực lạc. Quan Thế Âm Bồ tát được coi là một vị Đại Bồ tát có tình yêu thương rộng lớn, sẵn sàng cứu vớt chúng sinh mỗi khi có tiếng kêu khổ đau vọng tới. Quan Thế Âm Bồ tát ở Thiên Trúc (ấn Độ) nguyên là nam giới, truyền sang á Đông đã trở thành công chúa Diệu Thiện coi như là tiền thân của Quan Thế Âm Bồ tát. Đức Phật bà quan âm nghìn mắt nghìn tay được coi là biểu tượng cho đức tính nhân ái hiền từ của phụ nữ, sẵn sàng cứu vớt đắc lực mọi chúng sinh đau khổ. Phụng thờ công chúa Diệu Thiện - Vị quan thế âm Bồ tát nữ giới cũng là một đặc sắc của Phật giáo Đại thừa nước Việt. Một điều thú vị nữa: văn bia còn cho ta thấy quan điểm của một vị Trạng nguyên, người phát ngôn tiêu biểu của Đạo Nho với Tam giáo. Trong sách Khóa hư lục, Trần Thái Tông khi bàn về phép tọa Thiền có dẫn việc tu luyện khi ngồi cả ba “Tam giáo thánh hiền” là Thích ca (Phật), Tử cơ (Đạo), và Nhan Hồi (Nho)(4). Bằng mấy câu, lời lẽ súc tích, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã ghi đặc điểm và giá trị của ba hệ tư tưởng: Phật, Lão, Khổng và của cả Diệu Thiện. Sau đã ông đã quy vào một nền tảng đồng nhất “nhân bản”: mọi giáo lý trên đầu “tuân theo tính tự nhiên của con người để trau dồi đạo đức”. Và sáu câu minh cuối bài văn bia đã lấy nguyên văn câu mở đầu sách Trung dung kinh điển của Nho học, cho thấy nhà Nho Nguyễn Bỉnh Khiêm đã quy tụ Tam giáo làm một, và điểm quy tụ chính là đạo Khổng Mạnh.
Bài văn bia về tượng Tam giáo này đã được in rập trước năm 1945 và hiện lưu giữ tại kho bia Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Văn bia có giá trị nhiều mặt, đặc biệt là cung cấp thêm tư liệu cho việc tìm hiểu văn tài và tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm, cũng như về tín ngưỡng Tam giáo trong lịch sử văn hóa của dân tộc.
Phiên âm:
TAM GIÁO TƯỢNG MINH BI
(Tu tạo Cao Dương tự Tam giáo tượng bi minh tịnh tự)
Thụy Anh, Cao Dương cổ chiêu đề, nẫm hữu linh ứng. Phật điện trang nghiêm, khởi nhân chiêm ngưỡng. Chung lầu cao sổ, túc nhân di văn. Sở hữu kỳ đảo, mị bất báo ứng. Thái Bình đệ nhất phúc địa, Bản xã hữu ngộ đạo ông, từ nhân bà Tư Thuận Thiên niên gian, thí điền thổ thất mẫu vi Tam Bảo vật. Kỳ lạc thiện chi tâm, nhân dân xưng đạo. Kim bản xã thiện sĩ Bùi Tử Trang, Nguyễn Lễ, Tống Mộc, Nguyễn Lãm đẳng, cập các sãi vãi tương dữ quyên tư, mệnh tưởng đạo Tam giáo tịnh Diệu Thiện kim tướng. Viên thành, khất lặc minh dĩ ký kỳ thực.
Dư diệc hữu hiếu thiện chi tâm, bất cảm từ nhiên dư Nho dã, ư Phật, Lão tuy vị thường văn, nhiên Quảng Lãm tích nghi sở luận diệc đắc nhất nhị ngạnh khái: Phật thị vị đạo, bản hồ minh kỳ sắc tâm, biện kỳ nhân quả. Lão tử vi đạo, bản hồ chuyên khí trí nhu, bão nhất thủ chân. Khổng Tử vi đạo, bản hồ đạo đức nhân nghĩa, văn hạnh trung tớn. Giai xuất tính dĩ vi tu đạo chi giáo. Dĩ phù Diệu Thiện dĩ thiện đắc danh, vụ phi tâm tính trung sở ngụ. Chư thiện sĩ quá năng khuếch sung thử thiện đạo, tuân thủ thử thiện giáo; bản chư thân dĩ trung ư nhân, tắc phúc khánh lưu vô cùng, bất kỳ công đức bất khả tư nghị, Nhân minh chư kiên mân dĩ thọ kỳ truyền.
Minh viết:
Thiên mệnh vị tính
Suất tính vị đạo
Bản chi ư tâm
Ngụ chi ư giáo
Di tượng hữu nghiễm
Trường thiên bất lão.
Bùi Tử Trang, Nguyễn Lễ...
Khiêm Thái vương Hoàng mị Nguyễn Thị Ngọc Hoa.
Diên Thành sơ niên nhị nguyệt cốc nhật. Tứ ất Mùi khoa Tiến sĩ cập đệ Trình Quốc Công trí sĩ Vĩnh Lại, Trung Am.
Nguyễn tự Hanh Phủ soạn.
Trụ trì bản tự tăng Huệ Hiện tả Vĩnh Lại, Tứ nhân Phạm mô Đỗ Đình Viện, Nguyễn Tăng Vinh san.
Dịch nghĩa:
BÀI VĂN BIA VÀ BÀI MINH VỀ TƯỢNG TAM GIÁO
(Lời thuật và bài bia minh việc tạo tượng Tam Giáo và sửa chùa Cao Dương)*
Thùa(1) cổ Tao Dương ở Thụy Anh(2) Linh ứng từ lâu. Điện Phật trang nghiờm khiến người ngửa trông thành kính. Gác chuông cao ngất, tiếng vang được nghe thấy từ xa. Đã cầu khấn, không có gì không được báo ứng. Đó là đất ban phúc(3) đệ nhất của Thái Bình(4).
Trong xã có những cụ ông hiểu sâu đạo lý, cụ bà nhân từ, vào những năm niên hiệu Thuận Thiên(5) đã cúng bảy mẫu ruộng làm của Tam bảo(6). Tấm lòng vui làm điều thiện người người ngợi khen. Nay lại có vị thiện sĩ(7) như Bùi Tử Trang, Nguyễn Lễ, Tống Mộc, Nguyễn Lãm... và các sãi vãi cùng nhau quyên góp tài sản, thuê thợ tạo tác tượng qui Tam giáo(8) và Diệu Thiện(9). Công việc xong xuôi, xin bài minh để ghi lại sự việc có thực này.
Tôi cũng có lòng thích điều thiện, không dám chối từ. Nhưng tôi là nhà nho. Tuy chưa được nghe thêu đáo về đạo Phật, đạo Lão; song đọc rộng, suy nghĩ những điều nghi hoặc, cũng nắm được một hai về luận thuyết này.
Đại loại đạo Phật gốc ở chỗ làm sáng sắc và tâm(10), phân biệt rõ nhân và quả(11). Đạo Lão chú trọng vào khí để tới chỗ mềm dẻo(12); nắm cái lý duy nhất giữ bản chất chân thực của mình(13), Đạo lý đức thánh Khổng gốc ở đạo đức nhân nghĩa, văn hạnh, trung tín(14) tất cả đều là giáo lý tuân theo tính tự nhiên con người mà tu dưỡng đạo đức; cùng với vị Diệu Thiện do lòng thiện mà được nổi tiếng chẳng phải là không xuất phát từ tâm tính con người. Các vị thiện sĩ ví như có thể mở mang con đường thiện, tuân theo và giữ gìn giáo lý làm điều tốt lành. Vững gốc ở bản thân mình để biểu lộ đối xử với người thì hạnh phúc tỏa rộng không cùng. Công đức ấy vượt ngoài mọi sự tưởng tượng và luận bàn. Nhân ghi vào đá cứng để truyền dài lâu. Bài minh rằng:
Trời ban cho là tính
Tuân theo tính là đạo(15)
Gốc vốn ở trong làng
Gửi vào lời huấn giáo 
Tượng còn lại trong nghiêm
Trời mênh mông bất lão.
Bùi Tử Trang, Nguyễn Lễ… (lược 87 tên người khác) Hoàng mị Khiêm Thái vương Nguyễn Thị Ngọc Hoa.
(Ngày lành tháng hai năm đầu niên hiệu Diên Thành (1578). Tiến sĩ cập đệ khoa ất Mùi (1535) trí sĩ họ Nguyễn... Tự Hanh Phủ, tước Trình Quốc công, người xã Trung Am, huyện Vĩnh Lại soạn.
Trụ trì bản chùa, nhà sư tự là Huệ Hiện viết; Phạm mô, Đỗ Đình Viện, Nguyễn Tăng Vinh, người xã Tứ...(16) huyện Vĩnh Lại khắc bia./.

Vũ Tuấn Sán
Đinh Khắc Thuân

---

Chú thích:

* Tu tạo: sửa sang và tạo dựng. Văn bia ghi việc cúng ruộng và chùa (khiến chùa tăng thêm quy mô) và tạo tượng cũng là sửa sang chùa. Nên đầu đề dịch tách ra như vậy cho hợp với nội dung văn bia.
1. Nguyên văn “Thiêu đề”: Tiếng Phạn có nghĩa là “bốn phương”. Đạo Phật mở khắp chốn nên người đi tu gọi là “chiêu đề tăng”, nơi tu gọi là “chiêu đề - tăng phòng”. Từ Ngụy Thái Vũ (thế kỷ V) gọi chùa là chiêu đề. (Theo Trung văn đại từ điển).
2. Nay thuộc xã Cao Dương, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
3. Phúc địa: Cảnh đất phúc đức, tiếng xưng cảnh chùa chiền vì vùng nhà chùa là nơi sinh ra phúc đức (theo Phật học tự điển của Đoàn Trung Còn)
4. Tức Phủ Thái Bình, đương thời gồm bốn huyện: Quỳnh Côi, Phụ Dực, Đông Quan và Thụy Anh. Phủ Thái Bình thời Lê (Hồng Đức) thuộc xứ Sơn Nam, thời Mạc thuộc Dương Kinh (Hải Hưng). Thời Lê (Quang Hưng) trở lại xứ Sơn Nam (theo Đại Nam nhất thống chí).
5. Thuận Thiên là niên hiệu Lý Thái Tổ (1428-1433), ở đây có lẽ thuộc niên hiệu vua Lê.
6. Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng. ở đây chỉ ngôi chùa.
7. Thiện sĩ: người từ tâm có đạo hạnh, ở đây chỉ người theo đạo Phật, thuộc nam giới.
8. Tam giáo: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo.
9. Diệu Thiện: là quan thế âm Bồ tát, cũng gọi là Quan âm Bồ tát. Theo Phật giáo có nhiều vị Quan thế âm. Diệu Thiện là một. Diệu Thiện tức Diệu Thiện công chúa còn Trang Vương tu đắc đạo thành Phật, thường gọi là Phật bà quan âm.
10. Sắc tâm: danh từ chỉ Phật giáo. “Sắc” là hình tượng, chỉ mọi sự vật, “tâm” chỉ lòng người, cũng là bản thể của vũ trụ. Cần hiểu rõ “sắc” tức mọi sự vật chỉ là vô thường có rồi lại mất, nhận thấy tính hư ảo của chúng để tự giải thoát khỏi mọi tham vọng về danh lợi hòa mình với mọi người xung quanh, với cả vũ trụ nhằm Tiêu diệt mọi khổ đau. Kinh Lăng nghiêm chỉnh mạch (q2 tờ 6b) dẫn câu nói của Phật Thích ca: “Ta thường nói về các điều kiện hình thành sắc và tâm, và cả những gì do tâm điều khiển, các pháp được tạo ra chỉ được thể hiện do tâm” (Ngã thường thuyết ngôn sắc tâm chi duyên, cập tâm sở tử, chư sở duyên pháp, duy tâm sở hiện).
11. Nhân quả là nguyên nhân và quả báo. Nhân ắt có quả, quả do nhân mà có, là lẽ tự nhiên. Kinh Niết Bàn có câu: “Thiện ác chi báo, như ảnh tùy hình, tạm thế nhân quả tuần hoàn bất thất” nghĩa là: báo ứng điều lành điều ác, như bóng theo hình, nhân quả qua ba đời (chỉ quá khứ hiện tại, tương lai) xoay vần không sai sót.
12. Vốn lấy chữ trong câu: “chuyên khí trí nhu, năng vi anh nhi hồ” của Đạo đức kinh, chương 10 nghĩa là: chú trọng về thể chất, không xơ cứng; về tinh thần không chắp nhặt, bảo thủ trở thành đứa trẻ (giữ được đức tính đôn hậu, tự nhiên).
13. Bão nhất: ôm cái một. “Một” chỉ “đạo” là lý duy nhất bao gồm mọi hiện tượng sự vật, nên gọi là Một. Lão tử nói: “Thị dĩ thánh nhân bão nhất, vi thiên hạ thức”, nghĩa là “Thánh nhân ôm giữ cái một để làm mẫu mực cho thiên hạ”. (Đạo Đức kinh, chương 22).
14. Là bốn môn dạy của Khổng Tử: Văn nhã, nết na, trung thực tín nghĩa (Luận ngữ, thiên Thuật nhi).
15. Hai câu này lấy trong phần đầu sách Trung Dung: “Thiên mệnh chi vị tính, suất tính chi vị đạo, tu đạo chi vị giáo...” nghĩa là “Trời phú cho gọi là tính tuân theo tính gọi là đạo, khiến đạo ngày một tốt hơn gọi là giáo (dạy dỗ).
16. Mờ một số chữ có lẽ là xã (Trung am xã) Bỉnh Khiêm (Nguyễn Bỉnh Khiêm) Duy (Tứ duy xã) tên xã thuộc huyện Vĩnh Lại. (Xem Các trấn tổng xã bị lãm).
(1) Hiện có bản rập số 4662 tại kho bia Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
(2) Đại Việt sử ký toàn thư, T.T, Nxb. KHXH, H. 1967, tr.297
(3) Bia dùng năm Hồng Ninh sơ (1591), có bản rập số 2696-7.
(4) Xem Khóa hư lục quyển thượng tờ 2b “Tọa thiền luận”./.

(Theo tạp chí Hán Nôm số 1 năm 1990)
Total notes of this article: 0 in 0 rating
Click on stars to rate this article
Comment addYour comments
Anti-spam codeRefresh

Newer articles

Older articles

 

LỜI NGỎ

Website đang trong quá trình thử nghiệm, điều hành phi lợi nhuận bởi các tình nguyện viên. Mọi ý kiến đóng góp của quý vị xin gửi về: vannghesontay@gmail.com; hoặc gọi theo số: 0904930188 

Quảng cáo2
Cá cảnh