Home » Tin tức » Tin Mới

Đầu năm di sản vui

THUrsday - 08/01/2015 03:48
Tuần đầu tiên của năm 2015, hoạt động bảo tồn di sản văn hóa đã có những tín hiệu vui
Giếng nước thời Trần, di tích Hoàng thành Thăng Long; ảnh: Phạm Duy Trưởng

Giếng nước thời Trần, di tích Hoàng thành Thăng Long; ảnh: Phạm Duy Trưởng

Có thể kể ra như Chính phủ đề xuất bảo tồn tại chỗ, nguyên trạng Di tích tế lễ Trời - Đất (Hoàng thành Thăng Long) và tìm thấy dấu tích cung điện nhà Trần tại Thái Bình. Bảo tồn tại chỗ, nguyên trạng Di tích tế lễ Trời - Đất Liên quan đến phương án bảo tồn Di tích tế lễ Trời - Đất của các Hoàng đế đầu thời Lý tại lô E, khu vực khảo cổ học Vườn Hồng (Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, Hà Nội), Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 10576/VPCP-KGVX gửi UBND TP. Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Bộ VH-TT&DL; Bộ Xây dựng. Công văn nêu rõ: Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý với đề xuất bảo tồn tại chỗ, nguyên trạng Di tích tế lễ Trời - Đất của các Hoàng đế đầu thời Lý (được phát hiện tại lô E, Khu vực khảo cổ học Vườn Hồng) của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng giao UBND TP. Hà Nội chủ trì, phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Bộ VH-TT&DL; Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu, xây dựng phương án bảo vệ, khai quật khảo cổ học tại khu vực này. Mặt khác, các cơ quan chức năng, đơn vị liên quan khẩn trương xây dựng phương án bảo tồn và phát huy giá trị di tích phù hợp với Quy hoạch tổng thể mặt bằng Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 696/QĐ-TTg ngày 8/6/2012), báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Tìm thấy dấu tích cung điện nhà Trần tại Thái Bình


Hàng trăm di vật, hiện vật mang giá trị biểu trưng vương quyền như: hàm rồng, mai rồng, diềm mái hình lá đề có hình rồng cùng những dấu tích phần móng cung điện nhà Trần vừa được phát hiện tại Thái Bình.

Cuộc khai quật khảo cổ do Trung tâm nghiên cứu Kinh thành (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam)  phối hợp với Bảo tàng tỉnh Thái Bình thực hiện cho thấy, đền Trần (Thái Lăng) thuộc xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, là hành cung Lỗ Giang dưới thời vua Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông hay còn là hành cung Kiến Xương thời vua Trần Hiến Tông xưa.

Hình ảnh Phát hiện dấu tích hành cung Lỗ Giang thời Trần tại Thái Bình số 1
Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", cung Lỗ Giang là nơi gắn liền với sự nghiệp của vua Trần Hiến Tông

Tại các hố khai quật, các nhà khảo cổ đã phát hiện được một phần nền móng của các công trình kiến trúc gỗ thời Trần. Các dấu vết bó nền, móng trụ và sân gạch cho thấy đây là công trình kiến trúc độc đáo, có mặt bằng lớn, nằm theo chiều Đông- Tây, quay mặt về phía Nam.

Cùng với đó, hàng trăm di vật, hiện vật mang giá trị biểu trưng vương quyền như: hàm rồng, mai rồng, diềm mái hình lá đề có hình rồng và nhiều đồ dùng sinh hoạt hàng ngày như: bát, đĩa làm bằng sành, sứ, gốm… cũng được tìm thấy. Các hiện vật, di vật này được xác định có niên đại kéo dài từ thế kỷ 13 đến 14.

Theo các nhà nghiên cứu, những phát hiện khảo cổ học này là cơ sở khoa học minh chứng vị trí chính xác của hành cung Lỗ Giang xưa từng được ghi trong sử sách.

Phạm Duy Trưởng (Tổng hợp)

 

Source: nongnghiep.vn

Total notes of this article: 0 in 0 rating
Click on stars to rate this article
Comment addYour comments
Anti-spam codeRefresh

Newer articles

Older articles

 

LỜI NGỎ

Website đang trong quá trình thử nghiệm, điều hành phi lợi nhuận bởi các tình nguyện viên. Mọi ý kiến đóng góp của quý vị xin gửi về: vannghesontay@gmail.com; hoặc gọi theo số: 0904930188 

Quảng cáo2
Cá cảnh