Home » Tin tức » Nhân vật - Sự kiện

Cố nghệ sĩ ưu tú Thanh Nga

Đội SBC điều tra vụ sát hại vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga như thế nào

Ngoài việc truy tìm nhóm bắt cóc con nghệ sĩ Kim Cương, cuối năm 1978 Đội SBC nhận trọng trách phải tìm bằng được thủ phạm sát hại vợ chồng nghệ sĩ cải lương Thanh Nga. Trọng án xảy ra với "Nữ hoàng sân khấu" khiến Đội SBC càng thêm áp lực.

Bộ sách quý "Hồ Chí Minh với văn nghệ sĩ, văn nghệ sĩ với Hồ Chí Minh".

Ra mắt bộ sách “Hồ Chí Minh với Văn nghệ sĩ - Văn nghệ sĩ với Hồ Chí Minh”

Sáng 22-10, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Lễ ra mắt và giới thiệu bộ sách “Hồ Chí Minh với Văn nghệ sĩ - Văn nghệ sĩ với Hồ Chí Minh”. Đây là công trình tập hợp đầy đủ nhất các tác phẩm văn học nghệ thuật viết về Hồ Chí Minh và các tác phẩm văn học nghệ thuật của Bác (bao gồm: Nhật kí trong tù, thơ Chữ Hán, thơ chúc Tết, các tác phẩm văn xuôi ngắn).

"Vua Quang Trung" qua nét vẽ của họa sĩ Triều Thanh năm 1790

BÀI HỌC NGOẠI GIAO THỜI TÂY SƠN TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY

Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, lịch sử giai đoạn thế kỷ XVII- XVIII là thời kỳ đầy thử thách và bi thương của dân tộc. Các tập đoàn phong kiến vì quyền lợi dòng họ hay bản thân đã gây ra muôn vàn biến động khiến xã hội Việt Nam thời kỳ này chao đảo, các tập đoàn phong kiến phân tranh đã xô đẩy nhân dân vào những cuộc chiến tranh phi nghĩa, chia sẻ đất đai gây nên những cảnh chia cắt đất nước chưa từng có trong lịch sử: cuộc nội chiến giữa nhà Mạc và nhà Lê kéo dài hơn 100 năm, cũng từ cuộc chiến tranh này là mầm mống cho sự phân tranh của Trịnh- Nguyễn suốt 200 năm chia cắt đất nước. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra và vương triều Tây Sơn ra đời về cơ bản đã xóa bỏ được nạn chia cắt, nạn cát cứ đó, xây dựng lại đất nước với những chính sách cải cách tiến bộ. Không những thế vương triều Tây Sơn còn viết tiếp trang sử hào hùng chống ngoại xâm: đánh tan 5 vạn quân Xiêm, quét sạch 29 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi. Bên cạnh những thành quả đạt được về mặt quân sự, chính trị, xã hội… Vương triều Tây Sơn, mà cụ thể là dưới sự lãnh đạo của Quang Trung- Nguyễn Huệ, đã để lại những trang sử vẻ vang trong mặt trận ngoại giao với triều đình Mãn Thanh hùng mạnh ở phương Bắc. Với tư tưởng ngoại giao hết sức linh hoạt, khôn khéo cộng với những nhà ngoại giao lỗi lạc, uyên thâm như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích. Đây là những bài học sâu sắc của cha ông để lại cho chúng ta trong tình hình hiện nay.

Vợ chồng điệp báo viên Đào Thiện Thùy và Nguyễn Thị Đào thời kỳ hoạt động bí mật tại Sơn Tây

ĐIỆP VIÊN THÀNH SƠN TÂY, NHỮNG BÍ MẬT SAU 20 NĂM

Năm 1971, sự thật về cuộc đời “người điệp báo xứ Đoài” ấy mới chính thức được công nhận. Ông mới được đứng bên những người đồng đội của mình, cùng kể lại những câu chuyện điệp báo thời chống Pháp.

XUẤT XỨ CỦA "ĐẠI NAM NHẤT THỐNG TOÀN ĐỒ"

XUẤT XỨ CỦA "ĐẠI NAM NHẤT THỐNG TOÀN ĐỒ"

Trong kho tàng bản đồ cổ Việt Nam, Đại Nam nhất thống toàn đồđã được viện dẫn để minh chứng cho chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng bản đồ đó được trích từ cuốn sách nào, cho đến nay vẫn là vấn đề cần được làm sáng tỏ.

Buổi gặp mặt tại Vườn Chim Việt của các nhà thơ, nhà văn

Ông chủ của 4 trang trại chim tiền tỷ

Từng thua lỗ và tay trắng trên thương trường, anh Giáp tái khởi nghiệp với 40 triệu đồng vay mượn và khu vườn 200m2 để nuôi chim trĩ đỏ.

Anh hùng Phùng Văn Khầu

ĐỒI E1 QUA KÝ ỨC CỦA NGƯỜI LÍNH GIÀ

Người anh hùng Phùng Văn Khầu tên tuổi lừng lẫy gắn liền với nhiều chiến công, đã có rất nhiều bài báo viết về ông. Nhưng thật tiếc là có rất nhiều chi tiết viết về ông chưa đúng. Ngay cả đến VOV ở địa chỉ này cũng còn nói ông là dân tộc Mường: http://vovtv.vov.vn/doi-song-xa-hoi/dai-ta-anh-hung-llvtnd-phung-van-khau-noi-chuyen-voi-the-he-tre-ve-chien-thang-c7-7961.aspx

Đại biểu 7 nước tại Hội nghị đặc biệt bên lề Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân 3 tại The Hague - Hà Lan.

G8 ĐÌNH CHỈ TƯ CÁCH THÀNH VIÊN CỦA NGA - NHỮNG HỆ LỤY!

Theo đề nghị của Mỹ, Nhóm G7 (7 nước công nghiệp phát triển) đã tổ chức hội nghị tại The Hague- Hà Lan, quyết định đình chỉ tư cách thành viên G8 của Nga, không cho Nga tham dự Hội nghị thượng đỉnh của G8, tổ chức tại Brussel- Bỉ. Quyết định của G7, được cho là biểu hiện cụ thể của mối quan hệ Nga - Phương Tây “đóng băng” sau sự kiện Crưm, thậm chí còn là biểu trưng cho mâu thuẫn quyết liệt giữa Nga và phương Tây sau chiến tranh lạnh kết thúc. Tuy G7 đã biến Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân quốc tế lần thứ 3 thành hội nghị lên án Nga chiếm đoạt Crưm. Nhưng giữa Nga và phương Tây, còn có rất nhiều các quan hệ lợi ích mà muốn cắt bỏ cũng không thể cắt bỏ được, cho nên hội nghị trên không có nghĩa là mở màn cho một cuộc chiến tranh lạnh kiểu mới.

SÁCH TRẮNG QUỐC PHÒNG TRUNG QUỐC NĂM 2013

SÁCH TRẮNG QUỐC PHÒNG TRUNG QUỐC NĂM 2013

Sách Trắng Quốc phòng TQ năm 2013, chứa đựng các nội dung cô đọng các quan điểm của TQ về những nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia với những định dạng cụ thể. Sách Trắng QPTQ năm 2013, lần đầu tiên tiết lộ cấu trúc của các lực lượng đóng quân; đề cập đến các đơn vị liên binh chủng, các lữ đoàn độc lập thực hiện các nhiệm vụ bên ngoài lãnh thổ TQ; xác định đối thủ tiềm năng là Mỹ và Nhật Bản. Sách Trắng Quốc phòng TQ năm 2013 được công bố bởi Văn phòng Báo chí Quốc Vụ Viện TQ, ngày 16/4/2013, với 15 929 từ, bao gồm lời nói đầu, phần kết luận, nội dung chính gồm 5 phần : 1. Cục diện mới, Thách thức mới, Sứ mạng mới; 2. Xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang; 3. Bảo vệ chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ; 4.Bảo đảm phát triển kinh tế xã hội; 5.Duy trì ổn định hòa bình khu vực và thế giới.

TẤM BIA BÁC HỒ ĐỌC Ở CÔN SƠN

TẤM BIA BÁC HỒ ĐỌC Ở CÔN SƠN

Ngày 15 tháng 2 năm 1965 Bác Hồ đã về thăm Côn Sơn, dãy núi năm đỉnh giữa vùng núi đồi trập trùng phía đông bắc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Hưng. Côn Sơn vốn là phần đất của Chi Ngại, quê hương lâu đời của Nguyễn Trãi, với suối đàn, bóng trúc, lũng thông, chùa cổ và không gian tỉnh lặng đã gắn bó với đời sống và hồn thơ của Ức Trai Nguyễn Trãi

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO GIỮA INDONESIA VÀ MALAYSIA

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO GIỮA INDONESIA VÀ MALAYSIA

Mặc dù năm 2002, Tòa án Công lý Quốc tế đã phán quyết hai đảo Sipadan và Ligitan thuộc về Malaysia, và trên thực tế họ đã và đang kiểm soát chúng, nhưng cho đến nay, phía Indonesia vẫn tuyên bố chủ quyền

Tác giả Nguyễn Khắc Xương - trưởng nam cố thi sỹ Tản Đà

TẢN ĐÀ VỚI NGHỀ CẦM BÚT

Những người làm nghề văn, nghề báo đầu thế kỷ 20 phần nhiều là giới cựu học, xuất thân từ cửa Khổng sân Trình và đã tiếp thụ nền học mới với chữ quốc ngữ, phần nào chữ Pháp, cũng tiếp nhận văn hóa Âu Tây và tư tưởng dân chủ tư sản. Đó là thế hệ những Bùi Kỷ,Lê Dư, Nguyễn văn Ngọc, Phan Khôi, Đào Duy Anh, Nguyễn Văn Tố, Ngô Bằng Dực, Trần Tuấn Khải, Dương Bá Trạc, Nguyễn Trọng Thuật, Hoàng Tăng Bí, Huỳnh Thúc Kháng... Ở thế hệ này có Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu.

TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO GIỮA SINGAPORE VÀ MALAYSIA

TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO GIỮA SINGAPORE VÀ MALAYSIA

Ở châu Á, bên cạnh tranh chấp chủ quyền biến đảo quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, nhiều khu vực khác cũng có tranh chấp về chủ quyền biển đảo. Có thể liệt kê các tranh chấp sau : Tranh chấp chủ quyền ( TCCQ) giưã Trung Quốc và Indonexia về đông bắc quần đảo Natura; TCCQ giữa Trung Quốc và Philippin về Bãi cạn Hoàng Nham( Scarborough); TCCQ giữa Indonexia và Malaysia về 2 quần đảo Ligitan và Sipadan; TCCQ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc về đảo Takesima/Đốc đô; TCCQ giữa Brunei và Malaysia về đảo Curuman; TCCQ giữa Malaysia và Philippin về vùng đất bang Sabah và biển Sulu; TCCQ giữa Malaysia và Singapore về 3 đảo Pedra Branca, Middle Roks, South Ledge ở biển Đông .....

TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN BÃI CẠN HOÀNG NHAM/SCARBOROUGH

TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN BÃI CẠN HOÀNG NHAM/SCARBOROUGH

Tranh chấp chủ quyền bãi cạn Hoàng Nham/Scarborough, phát sinh từ những xung đột liên quan đến tuyên bố chủ quyền hàng hải và lãnh thổ giữa Trung Quốc(TQ) và Philippin.Xung đột trở nên gay gắt nhất vào năm 2012, khi mà TQ điều độ nhiều tàu của các lực lượng Hải giám, Ngư Chính , kể cả tàu chiến, cùng hàng trăm tàu dân sự đến khu vực bãi cạn Hoàng Nham.

HỒ ĐỘC BIẾN ĐỘNG VẬT THÀNH ĐÁ

HỒ ĐỘC BIẾN ĐỘNG VẬT THÀNH ĐÁ

Khi nhiếp ảnh gia Nick Brandt lần đầu tiên tới Hồ Natron, bắc Tanzania, ông vô cùng sửng sốt khi nhìn thấy những bức tượng động vật rủng rợn ở bờ hồ.

DANH NHÂN NGÔ THÌ NHẬM (1746 - 1803)

DANH NHÂN NGÔ THÌ NHẬM (1746 - 1803)

Ngô Thì Nhậm đã sớm trở thành nhà tri thức lỗi lạc vào cuối thế kỷ XVIII trong lịch sử văn hoá Việt Nam, được người đời đương thời và các thế hệ người Việt Nam sau này tôn vinh. Nhận xét về Ngô Thì Nhậm, đồng chí Trường Chinh, nhà lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đã tôn vinh Ngô Thì Nhậm là nhà chính trị học, quân sự học và văn học.

LÃNH THỔ ỦY TRỊ QUẦN ĐẢO THÁI BÌNH DƯƠNG

LÃNH THỔ ỦY TRỊ QUẦN ĐẢO THÁI BÌNH DƯƠNG

Lãnh thổ ủy trị quần đảo Thái Bình Dương ( TBD) bao gồm 3 quần đảo lớn là: Mariana, Marshall (Mác san), Caroline. Ba quần đảo này, sau thê kỉ 16 bị Tây Ban Nha chiếm đóng. Sau chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha ( từ tháng 4-8/1898 ), Hoa Kỳ chiến thắng và đã giành lại tất cả các thuộc địa của Tây Ban Nha gồm Philippines, Guam, Puerto Rico. Vì bị suy yếu, nên Tây Ban Nha phải bán lại cho Đức 3 quần đảo trên với giá 40 triệu USD. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Nhật chiếm các quần đảo này với danh nghĩa là vùng đất ủy nhiệm. Năm 1947, Liên Hợp Quốc trao 3 quần đảo trên cho Mỹ quản lí, gọi là Lãnh thổ ủy trị quần đâỏ Thái Bình Dương. Mỹ chia 3 quần đảo trên thành 4 thực thể chính trị là : Bắc Mariana, Micronesia, Marshall và Pa lau.

HIỆP ĐỊNH ĐÌNH CHIẾN VÀ KHU PHI QUÂN SỰ TRIỀU TIÊN - HÀN QUỐC

HIỆP ĐỊNH ĐÌNH CHIẾN VÀ KHU PHI QUÂN SỰ TRIỀU TIÊN - HÀN QUỐC

Ngày 19/9/1950, 270 000 quân chí nguyện TQ do Bành Đức Hoài làm tư lệnh đã vượt sông Áp Lục , qua 4 chiến dịch đã đẩy lui quân Mỹ, quân HQ và quân LHQ về vĩ tuyến 38. Ngày 30/6/1951 Mỹ đề nghị thương lượng ngừng bắn. Từ đây trở đi, hai bên vừa đánh vừa đàm. Ngày 27/7/1953, Hiệp định đình chiến được kí kết.

TRANH CHẤP QUẦN ĐẢO MANVINAT

TRANH CHẤP QUẦN ĐẢO MANVINAT

Tranh chấp chủ quyền quần đảo Manvinat giữa Anh và Ahentina đã có từ lâu. Achentina cho rằng năm 1520, Gomes trong đoàn thám hiểm Bồ Đào Nha do Magellan đứng đầu là người phát hiện sớm nhất. Người Anh thì cho rằng nhà hàng hải Anh- Davis điều khiển con tàu mang tên “ Hi vọng” phát hiện ra Manvinat ngày 14/8/1592.

NGỌC BÍCH HỌ HÒA - NGỌC TỶ TRUYỀN QUỐC

NGỌC BÍCH HỌ HÒA - NGỌC TỶ TRUYỀN QUỐC

Là một viên ngọc nổi danh trong lịch sử Trung Quốc. Nó không chỉ nổi tiếng là một viên ngọc hoàn hảo, ghi nhiều dấu ấn trong lịch sử mà còn được sử dụng như một đối tượng trong nhiều thành ngữ ở các nước Đông Á.

QUANG CHÂU HƯƠNG ƯỚC ĐIỀU MỤC (光 州 鄉 約 條 目) BẢN HƯƠNG ƯỚC CỔ NHẤT CỦA TRIỀU TIÊN

QUANG CHÂU HƯƠNG ƯỚC ĐIỀU MỤC (光 州 鄉 約 條 目) BẢN HƯƠNG ƯỚC CỔ NHẤT CỦA TRIỀU TIÊN

Trong các thư tịch cổ của Triều Tiên trước kia, Hàn Quốc ngày nay còn rất nhiều loại hình văn bản chữ Hán khác nhau. Đó là các văn bản hành chính, các trước tác về văn học, các tác phẩm về sử học, các tài liệu chép tay về sắc phong, chúc thư, các văn bản liên quan đến sinh hoạt làng xã như hương ước, gia phả, tài liệu về ruộng đất... Bên cạnh đó còn khá nhiều các minh văn trên bia đá, chuông đồng. Những bài minh văn này đã được sưu tập và xuất bản.

CUỘC TÌNH GIỮA MAO TRẠCH ĐÔNG VÀ GIANG THANH

CUỘC TÌNH GIỮA MAO TRẠCH ĐÔNG VÀ GIANG THANH

Trước khi lấy Giang Thanh, Mao Trạch Đông đã có 2 đời vợ, 9 con. Bà vợ đầu tiên là Dương Khai Tuệ, sinh được 3 con: Mao Ngạn Anh, Mao Ngạn Thanh và Mao Ngạn Long. Mao Ngạn Anh, sau khi học quân sự ở Liên Xô về nước tham gia chiến tranh Triều Tiên và hi sinh năm 1950. Sau khi bà Dương Khai Tuệ mất, Mao Trạch Đông kết hôn với Hạ Tử Trân. Bà sinh được 6 con, nhưng vì nay đây mai đó, phải gửi con chỗ này, chỗ kia, rồi có đứa chết yểu, có đứa thất lạc, chỉ còn lại Lý Mẫn - con gái, sinh năm 1936.

Bác Hồ với Trần Canh - vị tướng của ba chiến trường

Bác Hồ với Trần Canh - vị tướng của ba chiến trường

Đúng dịp Tết Nguyên đán Canh Dần năm 1950, Bác Hồ thực hiện một chuyến đi bí mật sang Trung Quốc, Liên Xô. Ngày 2-1-1950, Bác cùng đồng chí Trần Đăng Ninh, từ Tuyên Quang đi bộ tới Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng, rồi đi tiếp đến Long Châu, Quảng Tây. Đến đây, Bác bắt được liên lạc với Bạn. Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bố trí xe đón Đoàn đi Nam Ninh, từ đó Đoàn đi xe lửa đến Bắc Kinh. Bác làm việc ở Bắc Kinh một tuần, sau đó Bác cùng đồng chí Trần Đăng Ninh đi xe lửa liên vận đến Liên Xô

  Previous page  1 2 3 4 5 6
 

LỜI NGỎ

Website đang trong quá trình thử nghiệm, điều hành phi lợi nhuận bởi các tình nguyện viên. Mọi ý kiến đóng góp của quý vị xin gửi về: vannghesontay@gmail.com; hoặc gọi theo số: 0904930188 

Quảng cáo2
Cá cảnh