LỜI NGỎ
Website đang trong quá trình thử nghiệm, điều hành phi lợi nhuận bởi các tình nguyện viên. Mọi ý kiến đóng góp của quý vị xin gửi về: vannghesontay@gmail.com; hoặc gọi theo số: 0904930188
Cuốn sổ tay nhỏ lẫn trong hơn chục cuốn sổ đủ kích thước, màu sắc, giấy và chữ đã ngả màu mà gia đình còn giữ được của cha tôi. Cuốn sổ chứa đựng trong nó kí ức những năm tháng cuối cùng cha tôi sống và viết tại khu kinh tế mới Lâm Đồng. Những kí ức rưng rưng…
Ở xã Cam Thượng (huyện Ba Vì, Hà Nội) có hai di tích rất đặc biệt đi liền với nhau là miếu Mèn và mả Dạ. Đó là miếu thờ và lăng mộ bà Man Thiện, theo huyền sử thì là mẹ của Hai Bà Trưng, hai lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa đánh đuổi giặc ngoại xâm trong thế kỷ I.
Không chỉ độc đáo về kiến trúc, mỹ thuật, đình Tường Phiêu (xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ, Hà Nội) còn là nơi bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể gắn liền với vùng đất xứ Đoài xưa.
Không được nhiều người biết đến như đình Tây Đằng, đình Chu Quyến hay đình Mông Phụ, thế nhưng khi đặt chân đến đình Tường Phiêu, người ta mới thấy được cái khác lạ, cái đặc biệt, cái hiếm có của ngôi đình này. Có lẽ vì thế mà ngôi đình này đã được công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 1820/QĐ-TTg ngày 24/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đợt 9, năm 2018.
VNXĐ - Xin giới thiệu đến độc giả bài CHÚC VĂN TƯỞNG NIỆM VĂN MIẾU XỨ ĐOÀI của Tiến sĩ Đinh Công Vĩ đọc đầu năm Đinh Dậu (2017) tại Văn Miếu Sơn Tây
Đường Lâm tựa lưng vào núi Tản, mặt ngoảnh nhìn sông nước Tích Đà. Đường Lâm sẽ trường tồn và phồn vinh cùng non sông - đất nước
Tạ Anh Chính - thành viên clb Văn nghệ sỹ Xứ Đoài - vưa ra mắt tập thơ BÓNG NÚI - nhà xuất bản Hội Nhà Văn - 2016. Dưới đây là lời tựa của nhà thơ Nguyễn Khải Hưng
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Mai Nam, ông như là nguyên cớ, giềng mối để bắt rễ, xâu chuỗi cùng liên kết một quá vãng khó khăn và thương mến.
Đó là thiếu nữ người Sơn Tây 22 tuổi Phạm Trúc Sơn Quỳnh.
Sáng ngày 2-6-Ất Mùi (17-7-2015), tôi ra mộ cụ Giang Văn Minh, khi đó con cháu cụ đã làm lễ xong. Tôi chỉ kịp ghi lại hình ảnh ông Giang Văn Bổng, hậu duệ đời thứ 13 của cụ.
VNXĐ - Nguyễn Văn Huyên (1905-1975) người xã Kim Chung, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Tây (nay thuộc huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội). Ông đồng thời là một Giáo sư, tiến sỹ, nhà sử học, nhà dân tộc học, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam. Ông là người giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam trong thời gian dài nhất, chính xác là 28 năm, 350 ngày. Ông là niềm tự hào của người Xứ Đoài! Chúng tôi xin giới thiệu bài viết "Giáo sư Nguyễn Văn Huyên với văn hóa Việt Nam" của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng:
Lễ hội Đền Và được tổ chức vào ngày 15/1 âm lịch, tại Đền Và, Thôn Vân Gia, Xã Trung Hưng, thị xã Sơn Tây,thành phố Hà Nội.
Nhà thơ tạo được cho mình một phong cách riêng để “không lẫn với người” đã khó, người dịch thơ làm được điều đó càng khó bội phần. Bởi lẽ, dù cho nói rằng dịch là một sự tái tạo, một tư duy nghệ thuật, thậm chí một sự đồng sáng tạo đi nữa thì bao giờ người dịch cũng bị đứng trước một nội dung có sẵn, một vẻ đẹp nghệ thuật đã được hoàn chỉnh. Và dù thế nào thì bản dịch cũng phải đạt được hai yêu cầu: đúng và hay. Đúng có nghĩa là chuyển được đầy đủ, chân xác những điều tác giả muốn nói. còn hay có nghĩa là phải đạt được tiêu chuẩn thẩm mỹ.
NGÔ GIA VĂN PHÁI là một tên sách đã trở thành quen thuộc không những đối với giới nghiên cứu mà còn cả với nhiều bạn đọc ưa thích văn học cổ lâu nay. Tuy nhiên diện mạo, lai lịch của bộ sách ra sao cũng đang còn là vấn đề cần được quan tâm khảo sát. Công việc đó sẽ không chỉ có ý nghĩa đối với ngành nghiên cứu văn học sử mà trên lĩnh vực lý luận văn học nó cũng có thể đem đến nhiều bổ ích, lý thú, ví như những quan niệm về văn, văn phái, thể loại, tác phẩm, tác giả, khuynh hướng... Vấn đề rất phong phú và cũng đòi hỏi nhiều công phu. Trong bài này chúng tôi chỉ xin đi vào tìm hiểu hai vấn đề nhỏ: quá trình hình thành và tình trạng văn bản hiện nay của bộ sách Ngô gia văn phái. Song trước hết có lẽ cũng cần trình bày đôi nét về văn phái họ Ngô.
Nhìn cảnh ông lão 84 tuổi uống cả chục bát rượu như uống nước ngọt, thì ai dám không tin chuyện mỗi ngày ông vẫn chiều vợ đều đều.
Ở thôn Long Châu, xã Phụng Châu, huyện Hoài Đức ngoại thành Hà Nội có một dãy núi đá vôi cao chót vót nổi lên giữa đồng bằng với chu vi hơn 3000 mét và ngọn núi cao nhất tới hơn 400 mét. Núi này từ lâu người ta vẫn quen gọi là núi Trầm (hay Tử Trầm). Trên núi còn dấu tích của những ngôi chùa cổ và trong lòng núi có những hang động to rộng. Bên ngoài có dòng suối ngự uốn lượn quanh tạo nên cảnh “Sơn thủy hữu tình”.
Năm 1770, trên đường vào Nghệ An nhậm chức Tham Chính, Ngô Thì Sỹ đã lên thăm núi Dục Thuý và cho khắc 4 chữ Vũ trụ dĩ lai này lên vách núi. 13 năm sau, năm Cảnh Hưng Nhân Dần (1782). Ngô Thì Nhậm nhân có việc công qua đây, thấy chữ khắc của cha bị rêu phong nhiều, đã cho khắc lại và đề một bài thơ bên cạnh. Đáng chú ý là bên dưới bút tích của Ngô Thì Nhậm, có khắc cả dấu triện. Loại bia có khắc dấu triện này hiện nay rất hiếm.
Hội Sinh vật cảnh Sơn Tây được thành lập ngày 01/05/1994 là một chi hội sớm nhất của tỉnh Hà Tây trước đây. Thấm thoắt đã 20 năm, so với lịch sử quả là thời gian ngắn ngủi, nhưng với một tổ chức thì đây lại là một chặng đường dài. Hội Sinh vật cảnh Sơn Tây là một tổ chức xã hội tự nguyện, khi thành lập chưa có hội Sinh vật cảnh Hà Tây. Hội Sinh vật cảnh Việt Nam mới ra đời năm 1989 nên tổ chức cơ sở còn ít, trong khi đó Sơn Tây lại chỉ là tổ chức cấp huyện, thị mà phải xin sự chỉ đạo trực tiếp cửa TƯ hội. Đến năm 2000 Hội Sinh vật cảnh Hà Tây mới ra đời
Nằm bên hữu ngạn sông Hồng, từ xưa, Xứ Đoài đã là vùng đất linh thiêng trong tâm thức của người Việt. Sách "Đại Việt sử ký toàn thư", kỷ "Hồng Bành Thị" có đoạn chép: "Núi Tản Viên là núi cao nhất của nước Việt ta, sự linh thiêng rất là ứng nghiệm". Vùng đất vốn là nơi địa linh này tất sinh ra nhiều nhân kiệt. Những giá trị tinh thần trường tồn ấy được hun đúc thành hình ảnh của những di tích đình, đền, miếu. Dân gian có câu: "Cầu Nam, chùa Bắc, đình Đoài". Xứ Đoài có những ngôi đình nổi tiếng như: Mông Phụ, Tây Đằng, Chu Quyết... Có một ngôi đình đã từng được xây dựng với quy mô hoành tráng vào bậc nhất Sơn Tây nhưng lại ít được mấy ai biết đến.
Xứ Đoài còn có ngã ba Bạch Hạc, là nơi hợp thành của ba sông, đó là sông Đà, sông Thao và sông Lô. Chính nhờ có những con sông này đã tạo thành vùng châu thổ trù phú với một nền văn minh lúa nước rực rỡ được kế tiếp nhau phát triển từ đời này qua đời khác suốt mấy ngàn năm.