Đúng dự đoán, cuộc đàm phán với Mỹ hôm 10/1 về những yêu cầu đảm bảo an ninh của Nga đã thất bại. Các phương án quân sự đã đặt trên bàn làm việc của Tổng thống Putin?
Nguyên nhân của sự bế tắc là Mỹ chỉ đàm phán một số vấn đề bên lề mà không dựa trên yêu cầu cốt lõi của Nga là "rút quân NATO và ngừng triển khai tên lửa mới".
Các cuộc đàm phán tiếp theo hôm 12/1 với NATO cũng có kết quả tương tự như cuộc đàm phán hôm 14/1 với Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE).
Đương nhiên thôi, vì "cái đuôi không thể chỉ huy cái đầu", Mỹ đã như vậy thì theo sau phải là như vậy… không có gì khiến ta phải ngạc nhiên.
Trước tình hình đó, Trưởng đoàn đám phán Nga, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Sergey Ryabkov tuyên bố:
"Ở một mức độ nào đó, có một ngõ cụt hoặc sự khác biệt trong cách tiếp cận. Nếu không có một số dấu hiệu cho thấy sự linh hoạt từ Mỹ, tôi không thấy lý do gì để ngồi lại trong những ngày tới, để bắt đầu những cuộc thảo luận tương tự". Diễn nôm tức là không đàm phán nữa.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, mô tả lập trường của phương Tây là "kiêu ngạo, bảo thủ và ngoan cố". Ông Sergey Lavrov nói rằng, Tổng thống Vladimir Putin sẽ quyết định hành động tiếp theo sau khi nhận được văn bản trả lời yêu cầu của Moscow vào tuần tới.
Mỹ đã hứa sẽ gửi văn bản trả lời yêu cầu của Nga vào tuần tới. NATO cũng đã nói rằng họ sẽ gửi một bức thư trong khoảng thời gian một tuần.
Vậy, nếu "văn bản" và "bức thư" đó của Mỹ và NATO không bao gồm những nhượng bộ đáng kể đối với Nga thì Nga sẽ phải hành động như thế nào khi "các phương án quân sự đã đặt trên bàn làm việc của TT Putin"?
Rất hồi hộp và căng thẳng, đúng không! Vậy hãy kiên nhẫn chờ một chút sẽ biết ngay Nga sẽ làm gì trong 2 biện pháp quân sự và quân sự - kỹ thuật.
Trước hết nói về biện pháp quân sự - kỹ thuật…
Và, đây là những khả năng mà Nga thừa năng lực để làm:
1. Triển khai tên lửa nhằm vào Mỹ
Trưởng đoàn đám phán Nga Sergey Ryabkov tuyên bố úp mở rằng, ông "không xác nhận cũng không loại trừ" khả năng Nga có thể gửi khí tài quân sự tới Cuba và Venezuela nếu cuộc đàm phán thất bại". Điều này cho biết là sân sau của Mỹ cũng sẽ bị Nga sử dụng để đáp trả.
Thực tế là Nga không cần triển khai tên lửa tại Cuba hoặc Venezuela, bởi vì, như Tổng thống Nga Putin đã nói, Hải quân Nga chỉ cần ở vùng biển quốc tế thì tên lửa siêu thanh của Nga cũng bay đến Mỹ thời gian chỉ 5 phút hoặc ngắn hơn, tương tự như Mỹ đặt tên lửa tại Ukraine.
Nga đã cho thấy khả năng triển khai các phương tiện mang tên lửa siêu thanh, đặc biệt là "ngư lôi không người lái Poseidon" áp sát nước Mỹ với thời gian bay ngắn và nguy hiểm hơn là không thể ngăn chặn.
Cụ thể, Nga chưa công bố (nhưng có thể sẽ công bố) tàu ngầm Belgorod thế hệ 5 mang 6 Poseidon vào trực chiến, nhưng tên lửa siêu thanh Zircon thì theo TASS, đã được triển khai tại 5 tàu chiến và "đang" với 6 chiếc khác. Như vậy tên lửa Zircon đã hoàn thiện và được sản xuất phổ cập sẵn sàng chiến đấu "ngay và luôn".
Chỉ riêng một tuần dương hạm Đô đốc Nakhimov mang trên mình nó 72 quả Zircon, mỗi tên lửa Zircon bay hơn 1.000 km với tốc độ 8 M, không thể đánh chặn… đã kết thúc kỷ nguyên hải chiến hiện đại "tiền siêu thanh" trong thế kỷ XXI… để tư duy hải chiến hiện đại "hậu siêu thanh", được viết tiếp bằng tiếng Nga.
Nga đang dẫn đầu trong cuộc đua tên lửa siêu thanh.
Lưu ý: Đây chỉ là kết quả của Thông điệp Liên bang mà Tổng thống Putin đã trình bày năm 2018, còn Thông điệp Liên bang năm 2022 tới đây, chưa biết ông sẽ "bật mí" điều gì, nhưng, chắc chắn không như năm 2018, Mỹ-NATO, ngay và luôn coi đó là "phim hoạt hình", thì lần này, nếu… thì Mỹ-NATO sẽ nghiêm túc hơn.
2. Triển khai tên lửa nhằm vào châu Âu - NATO
Năm ngoái, Mỹ khôi phục lại "Bộ tư lệnh Pháo binh 56" tại châu Âu thực hiện nhiệm vụ cho hoạt động của tên lửa Pershing sau khi Mỹ bỏ Hiệp ước INF. Mỹ cũng đang xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa tại Ba Lan và Rumaina mà ống phóng của nó là Mk-41 có thể dùng cho tên lửa Tomahawk mang đầu đạn hạt nhân có tầm bắn 2.500 km.
Đương nhiên, Nga không ngồi nhìn, họ triển khai Iskander 9M729 để đáp trả khi cũng đã bỏ Hiệp ước INF. Tất nhiên không tính đến các trung đoàn MiG-31K mang tên lửa siêu thanh hạng nặng Kinzhal.
Ngoài ra, Nga chuẩn bị sẵn tên lửa S-500, S-550, hệ thống Nudol để hạ các vệ tinh quân sự của Mỹ-NATO trong quỹ đạo trái đất thấp dễ dàng hơn bắn rơi B-52 trên bầu trời Hà Nội. Đó chính là ưu thế tác chiến điện tử vượt trội của Nga so với NATO.
Tiếp theo nói về biện pháp quân sự…
"Lằn ranh đỏ" của Nga tại Ukraine là Ukraine không được vào NATO và NATO cũng không được bố trí căn cứ quân sự, tên lửa tại đó.
Hãy nhớ tuyên bố của Tổng thống Nga Putin mới đây: "Nga sẽ làm những gì người Mỹ đã làm". Điều này bạn có thể hiểu là Mỹ làm gì tại Iraq, tại Nam Tư, tại Lybia thì Nga cũng có thể làm như Mỹ về khả năng.
Tại sao Nga lại không dám tấn công "phẫu thuật" vào căn cứ tên lửa tại Ba Lan và Rumania nhằm vào Nga? Lúc đó liệu Mỹ có chấp nhận cùng chết với Nga (ý nói chấp nhận cuộc chiến tranh hạt nhân hủy diệt với Nga) để cứu người Ban Lan và Rumania?
Mỹ-NATO sẽ trả lời Nga bằng "văn bản" thế nào, hãy chờ xem.
Tại sao Nga lại không áp dụng "bão táp sa mạc" vào Ukraine để biến Ukraine "không tồn tại trên danh nghĩa nhà nước" mà ông Putin đã cảnh cáo? Người Mỹ quý sinh mạng binh lính của họ thì người Nga cũng vậy, Nga chẳng dại gì đưa binh lính vào Ukraine hay quốc gia nào đó khi chưa thực hiện "bão táp sa mạc" kiểu Nga.
Hoặc ít nhất, chắc chắn 100%, Nga sẽ không loại bỏ sử dụng kinh nghiệm chiến tranh của Israel, nghĩa là khi cần thiết, Ukraine, 3 quốc gia vùng Baltic sẽ bị tên lửa Nga "phẫu thuật" để phá hủy ngay những thứ mà Nga cho rằng đe dọa an ninh Nga.
Khi Tổng thống Nga Putin đã khẳng định: "Dù Nga có bắn chìm một chiến hạm của Anh hay của NATO…thì chiến tranh thế giới vẫn không nổ ra…" thì trên lý thuyết, ông ra lệnh phóng tên lửa vào một chiến hạm nào đó khiêu khích Nga hay một căn cứ tên lửa nào đó chĩa vào Nga… là Moscow chẳng sợ nổ ra chiến tranh với Mỹ.
Kết luận
Sử dụng biện pháp quân sự - kỹ thuật thì đương nhiên Nga sẽ cho thấy là chắc chắn 100%. Tuy nhiên, biện pháp sử dụng vũ lực thì tình huống chưa đến độ.
Thực tế là Ukraine chưa được kết nạp vào NATO và cũng chưa có căn cứ quân sự của NATO và tên lửa Mỹ trong đó.
Rumania, Ba Lan thì hệ thống tên lửa vẫn chưa hoàn thành (cuối năm). Nhưng việc các yêu cầu của Nga bị Mỹ-NATO không chấp nhận cho đến hiện giờ thì Nga đã bị "mất mặt" và thật sự như vậy hay không thì tuần tới Mỹ, NATO trả lời bằng văn bản, chúng ta sẽ biết.
Vì vậy, hãy kiên nhẫn chờ tuần tới và chờ thông điệp Liên bang năm 2022 của Putin… chúng ta sẽ biết ngay là Nga sẽ làm gì.
Lê Ngọc Thống